Sau khi đăng tải loạt bài về việc Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ Quốc phòng (Cty Thái Sơn) khai thác cát ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân xã Tử Đà (Phù Ninh - Phú Thọ), Báo Kinh tế nông thôn nhận được Công văn phản hồi số 14/CV-TS ngày 17/6/2015 của đơn vị này.
>> Huyện Phù Ninh “nới tay” cho doanh nghiệp
>> Khai thác cát lòng sông Lô: Lợi ích của người dân bị bỏ ngỏ?
Công văn quy chụp, thiếu căn cứ, mang tính chủ quan của Cty Thái Sơn.
Theo Công văn số 14/CV-TS, việc các cơ quan báo chí, trong đó có Kinh tế nông thôn đăng tải loạt bài về chỉ đạo của UBND huyện Phù Ninh đối với chính quyền xã Từ Đà trong việc khai thác cát sỏi trên địa bàn của Cty Thái Sơn hoàn toàn không đúng sự thật.
Trước hết, Báo Kinh tế nông thôn cảm ơn sự phản hồi kịp thời nội dung báo phản ánh của Cty Thái Sơn. Chúng tôi xin trao đổi một số nội dung sau:
Thứ nhất, hai bài viết đăng trên báo nêu việc tranh chấp mốc giới giữa một số hộ dân ở khu 3, xã Tử Đà mà đại diện là ông Đỗ Văn Kính với Cty Thái Sơn. Trong chính Công văn số 14/CV-TS của Cty Thái Sơn cũng thừa nhận việc khai thác trên diện tích 27,7ha mặt nước tại xã Tử Đà và có 1,51ha đất bãi bồi ven sông một số hộ đã tận dụng để canh tác hoa màu.
Thứ hai, Cty Thái Sơn cho rằng các cơ quan báo chí đăng tải một số nội dung “thiếu căn cứ, không đúng với tình hình thực tế, sai lệch thông tin”. Công ty khẳng định việc khai thác tận thu ở giữa lòng sông gây sạt lở vào bờ là không có.
Trong hai bài báo, chúng tôi không hề nói đến bất kỳ sự việc sạt lở nào xảy ra những tháng đầu năm 2015. Sự thật là Cty Thái Sơn đã khai thác cát ở địa bàn từ năm 2014. Và trong bài báo, chúng tôi cũng nêu rõ “do hoạt động khai thác cát của Cty Thái Sơn đã khiến bãi bồi đoạn mốc 36-37 thuộc khu 3, xã Tử Đà bị sạt lở 2 điểm vào tháng 9 và 10/2014”, đồng thời đề cập đến những biên bản kiểm tra hiện trường gây sạt lở, vì thế việc công ty cho rằng năm 2015 không gây sạt lở rồi kết luận báo viết sai là chưa chính xác.
Thứ ba, về ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Phù Ninh đối với UBND xã Tử Đà tại Văn bản số 397/UBND-TNMT, chúng tôi khẳng định lại rằng, việc chỉ đạo này là thiếu cơ sở, không đúng theo các quy định của pháp luật chứ không phải “sự việc ấy hoàn toàn không đúng” như Văn bản số 14/CV-TS đã nêu. Bởi lẽ, UBND tỉnh Phú Thọ chưa có quyết định thu hồi đất nhưng UBND huyện Phù Ninh lại chỉ đạo: “UBND xã Tử Đà căn cứ vào chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất hiện hành, phối hợp với Cty Thái Sơn tiến hành kiểm kê, tính toán mức hỗ trợ về đất cho ngân sách xã, tính toán mức bồi thường về hoa màu, về giá trị đã đầu tư vào đất còn lại cho các hộ gia đình, cá nhân đang canh tác trong phạm vi mốc giới Cty Thái Sơn được cấp phép, UBND xã thực hiện công khai, kết thúc công khai phương án bồi thường theo quy định” (Công văn số 397/UBND-TNMT, ngày 18/5/2015 của UBND huyện Phù Ninh). Hơn nữa, đến nay, Báo Kinh tế nông thôn chưa nhận được ý kiến phản hồi của UBND huyện Phù Ninh về vấn đề này.
Thứ tư, Công văn 14/CV-TS nêu: “Về việc nhận được văn bản của huyện, ông Vũ Minh Lý, Chủ tịch UBND xã Tử Đà ngỡ ngàng không biết làm sao là rất vô lý bởi tất cả các cuộc họp ông Lý đều tham gia và đều nhất trí”.
Về việc này, chúng tôi khẳng định luôn tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình tác nghiệp. Phóng viên đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Vũ Minh Lý vào chiều 29/5/2015, có đủ bằng chứng chứng minh những gì mình phản ánh là đúng qua hình ảnh, ghi âm đầy đủ.
Thứ năm, việc Cty Thái Sơn cho rằng hình ảnh đăng tải trên các báo, truyền hình là hình ảnh cắt ghép chứ không phải là người dân xã Tử Đà. Một lần nữa chúng tôi khẳng định, những thông tin đăng tải là hoàn toàn khách quan, trung thực và là những hình ảnh thực tế tại hiện trường.
Thứ sáu, Cty Thái Sơn cho rằng không có tình trạng các hộ dân bức xúc. Tuy nhiên, trên thực tế, 28 hộ dân ở đây đã ủy quyền cho ông Kính trong việc giải quyết khúc mắc với công ty, điều này được thể hiện trên văn bản, giấy tờ.
Cuối cùng, chúng tôi khẳng định, những thông tin trong hai bài báo là hoàn toàn chính xác. Trong cả hai bài viết, chúng tôi đã lý giải: Sở dĩ có việc tranh chấp giữa một số hộ dân khu 3, xã Tử Đà với Cty Thái Sơn là do mốc giới chưa rõ ràng. Bởi vậy, UBND tỉnh Phú Thọ cần vào cuộc, làm rõ ranh giới mỏ được giao đến đâu, thực hiện “chỉ giao diện tích lòng sông, không được giao đất bãi đang canh tác” như chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ.
Ban bạn đọc
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.