Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2018 | 11:8

Đặc sắc lễ hội Quan Âm khai khố tại Ôn Lăng Hội quán

KTNT - Thời điểm sau Tết Nguyên đán, Hội quán Ôn Lăng tại khu vực quận 5, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân vào dịp đầu xuân.

KTNT - Thời điểm sau Tết Nguyên đán, Hội quán Ôn Lăng tại khu vực quận 5, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân vào dịp đầu xuân. Không chỉ mang nét kiến trúc độc đáo, Hội quán Ôn Lăng còn đặc sắc bởi lễ Quan Âm khai khố, đặc trưng của tín ngưỡng thờ Nữ thần của cộng đồng người dân sinh sống tại khu vực này.

Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Ôn Lăng Hội quán còn được biết đến với các tên khác như: chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào. Vào cuối thế kỷ 17, một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã di cư sang Việt Nam và định cư tại vùng Chợ Lớn. Cuộc sống ban đầu khi di cư sang Việt Nam những người dân này gặp rất nhiều khó khăn trước đi ổn định và phát triển. Để có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng, chia sẻ câu chuyện làm ăn, nhóm người di cư bao gồm người dân của các huyện Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã góp công sức, vật chất để xây Hội quán Ôn Lăng vào năm 1740 với việc thờ nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc người Hoa, như Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, sau này có thờ thêm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Tại Ôn Lăng Hội quán, nét đặc sắc về kiến trúc trong ngôi chùa khoảng 300 năm tuổi được thể hiện qua lối kiến trúc nội công ngoại quốc với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống và phần chân mái được viền bằng ngói xanh cùng với đó là phần bờ nóc mái được uống cong gắn các mẳng tượng gốm trang trí mang đặc trưng phong cách của người dân tỉnh Phúc Kiến.

Hội quán Ôn Lăng đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân vào mỗi dịp đầu xuân
Hội quán Ôn Lăng đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân vào mỗi dịp đầu xuân

Hội quán được xây cất theo bố cục hình chữ nhật, với tiền điện, trung điện, chính điện và hậu điện cùng các dãy nhà ngang rộng rãi, sáng sủa, thoáng mát. Nơi thờ tự chính gồm chính điện và hậu điện, cách nhau một sân thiên tỉnh. “Chùa chia làm hai phần rõ rệt, mỗi phần gồm một tòa nhà riêng biệt. Tòa nhà phía trước được xây cất công phu với 8 hàng cột gỗ cao, to hơn một vòng ôm, sơn son và đặt trên các chân đế bằng đá vững chắc. Trong tòa nhà có thờ Ngọc Hoàng, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn... Tại đây có một chuông cổ được đúc vào năm 1825, trên tường có những bức tranh sơn thủy, điêu khắc chạm trổ công phu và có bốn bức thư pháp cổ kính. Tuy qua nhiều đợt trùng tu nhưng các hiện vật và nét kiến trúc đặt thù của chùa vẫn được giữ gìn, tôn tạo một cách trung thực, giữ nguyên giá trị văn hóa của hiện vật. Tòa thứ hai so với tòa thứ nhất rộng, thoáng có tượng Phật Bà Quan Âm, Quan Công, Bao Công, Ông Thái  Tuế, Thành Hoàng…

Đặc sắc lễ Quan Âm khai khố tại Hội quán

Tại Ôn Lăng Hội quán, bên cạnh việc thờ các vị thần, các điển tích của Trung Quốc, tín ngưỡng thờ Nữ thần với việc thờ Bà Thiên Hậu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Hoa Phấn Phu Nhân, Kim Hoa Nương Nương… cũng rất phong phú và đặc sắc. Việc thờ các vị nữ thần đã được người dân tôn vinh thành Thánh Mẫu tại khu vực Nam Bộ với những “huyền năng” mang giá trị lớn về tinh thần đối với cộng đồng người Hoa. Mỗi một vị nữ thần được thờ tự tại đây đều mang những ý nghĩa riêng với những ước nguyện riêng mà người dân gửi gắm.

Hội quán Ôn Lăng đã được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc Gia
Hội quán Ôn Lăng đã được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia

Nếu như trong tâm thức và nhiều câu chuyện của người Hoa, coi Thiên Hậu Thánh Mẫu như một vị hải thần đã giúp người dân vượt biển cả gian nan để vào bờ an toàn. “Từ vị trí một vị hải thần, Thiên Hậu đã trở thành thần bảo hộ cho cộng đồng mình, mang đầy đủ ý nghĩa của một vị Bồ Tát”. Cùng với đó, trong suy nghĩ của người Hoa, Kim Hoa Nương Nương lại là vị nữ thần bảo hộ cho việc sinh nở….

Ngoài ra, trong hệ thống tín ngưỡng thờ Nữ Thần tại Ôn Lăng Hội quán không thể không nhắc đến tục thờ Quan Thế Âm Bồ Tát với lễ vía “Quan Âm khai khố” được diễn ra hàng năm. Ban đầu vị thần chủ được thờ là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu nhưng qua thời gian thì vị nữ thần Quan Thế Âm Bồ Tát lại là vị thần được thờ chính với những lễ vía mở kho phát tài lộc, thể hiện ước nguyện cầu cho việc làm ăn buôn bán được hanh thông, cầu mong sự bình an, sức khỏe, cầu cho gia tộc phồn vinh, thịnh vượng.

Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát không chỉ là vị thần đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn trong suy nghĩ của người dân mà còn là vị thần mang lại nhiều tài lộc trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc kinh doanh buôn bán. Tất cả với tâm nguyện cầu mong cho cuộc sống được ấm no, sung túc đầy đủ.

tục thờ Quan Thế Âm Bồ Tát với lễ vía “Quan Âm khai khố” được diễn ra hàng năm
Tục thờ Quan Thế Âm Bồ Tát với lễ vía “Quan Âm khai khố” được diễn ra hàng năm

Tín ngưỡng văn hoá của cộng đồng người Hoa trong quá trình cộng cư cùng tồn tại song hành với nhiều tín ngưỡng của những nền văn hoá các dân tộc khác cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đã làm cho giá trị văn hoá của Việt Nam thêm đa dạng và phong phú. Bên cạnh những văn hoá riêng đặc sắc của các dân tộc cùng giao thoa, song hành trong cuộc sống của người dân các dân tộc đang sinh sống tại Việt Nam điều này làm cho giá trị văn hoá, tinh thần trở nên phong phú cần phải bảo tồn để phát huy trong thời kỳ mới./.

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top