Những cánh rừng tại lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) quản lý đã bị “lâm tặc” tìm mọi cách để triệt hạ và chặt phá công khai giữa thanh nhiên bạch nhật...
Sau gần 2 tiếng đồng hồ vượt những con đường đất từ xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đã đến được hiện trường các vụ phá rừng mới diễn ra ở đây. Ngay trước mắt, những cánh rừng đang bị chặt phá và nghi ngút khói, PV theo chân người dẫn đường đi thẳng vào tiểu khu 1104. Tại đây, nhiều cây to có đường kính gần 40cm cũng bị cưa hạ, nằm ngổn ngang và bị đốt cháy trơ trụi. Bên cạnh những gốc cũ, có những gốc cây còn in dấu vết cắt mới toanh, điều này cho thấy rừng ở đây đã bị tàn phá trong thời gian dài.
Nhìn từ trên cao xuống, trước mắt chúng tôi là một khoảng rừng rộng lớn bị chặt hạ, nhiều khoảng rừng đang bị đốt không thương tiếc. Bất ngờ có tiếng máy cưa giòn tan vang lên, tiếng thân cây đổ sầm giữa rừng, chúng tôi nhanh chóng tiến lại gần. Dường như sự có mặt của PV đã bị báo trước nên lâm tặc đã biến mất chỉ còn cây gỗ nằm trơ trọi.
Ông Lại Thế Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa, cho biết: Các đối tượng phá rừng thường lén lút và bố trí người khác để canh lực lượng tuần tra. Chúng dùng dao phát và cưa tay để đốn hạ, chặt hạ cây rừng trong nhiều giai đoạn chứ không phá ngay một lúc. Sau đó, chúng canh lúc lực lượng không có để hạ đổ các cây khác, thường làm từ chập tối đến đêm khuya hoặc buổi sáng sớm nên lực lượng rất khó bắt giữ các đối tượng”.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.