Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 2 năm 2022 | 9:50

Độc đáo Tết Năm cùng của người Dao xứ Thanh

Không ai nhớ Tết Năm cùng của người Dao có từ khi nào, chỉ biết rằng theo phong tục của người Dao ở Thanh Hóa, trong một năm có ba cái Tết, đó là Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy và Tết Năm cùng.

Trong đó, Tết Năm cùng là tết cuối cùng trong một năm và cũng là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao. Tục lệ này lưu giữ rất nhiều nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, tình đoàn kết của cộng đồng người Dao.

 

1.JPG
Chuẩn bị đồ ăn trong ngày Tết Năm cùng.
2.JPGCúng tổ tiên trong ngày đón Tết Năm cùng.

 

Theo phong tục, từ đầu tháng 12 âm lịch trở đi, người Dao quần chẹt ở xứ Thanh sẽ mổ lợn, mổ gà để ăn Tết Năm cùng.

Để đón Tết Năm cùng, các gia đình dân tộc Dao đã tăng gia sản xuất, chuẩn bị từ trước đó 2 tháng như nuôi lợn, nuôi gà trống thiến, chuẩn bị gạo nếp, nguyên liệu làm bánh...

 

4.JPG
Người Dao xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) nặn bánh dì để sử dụng trong lễ đón Tết Năm cùng.
5.JPG
Người Dao xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) nặn bánh để sử dụng trong lễ đón Tết Năm cùng.

 

Nét đặc sắc nhất trong mâm cỗ ngày Tết Năm cùng của người Dao là món bánh dì (hay còn gọi là bánh dầy). Đây là món ăn có truyền thống rất lâu đời của người Dao ở vùng cao Thanh Hóa, có ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới ấm no, đủ đầy. Để bánh ngon và dẻo, nhà chủ phải chọn gạo nếp thật ngon, ngâm từ đêm hôm trước đến hôm sau mới mang ra đồ thì bánh sẽ dẻo lâu. Gạo nếp sau khi đồ xong được các thanh niên đưa vào cối giã đến khi có độ quánh vừa phải thì đem ra lăn với bột vừng, sau đó nặn thành bánh. 

Theo tục lệ của người Dao, mẻ bánh đầu tiên tất cả mọi người không ai được nếm hay thử, vì đây là mẻ bánh dành để cúng ông bà tổ tiên, từ mẻ bánh thứ hai trở đi mọi người mới được ăn, các cụ cao tuổi là người được thử trước.

 

3.JPG
Người Dao xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) nấu nướng chuẩn bị mâm cỗ trong lễ đón Tết Năm cùng.

 

Bên cạnh món bánh dì, mâm cỗ cúng tổ tiên và cỗ Tết Năm cùng của người Dao không thể thiếu thịt lợn luộc và thịt gà. Các loại thịt, lòng, gan được thái nhỏ, trộn đều và dồn vào miếng lá chuối lớn gọi là cỗ lá. Tùy thuộc vào kinh tế mỗi gia đình mà các món ăn được làm nhiều hay ít, gia đình nào làm ăn khấm khá thì cúng bằng gà trống và thủ lợn.

Theo phong tục của người Dao, thức ăn không bày trên mâm mà được bày trên lá chuối tươi để nhắc nhở con cháu khắc ghi về cuộc sống lưu tán, du canh du cư của tổ tiên người Dao từ hàng trăm năm trước…

 

 

 

Nguyễn Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top