Mặc dù xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến nay giảm về khối lượng song giá trị xuất khẩu lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 9, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 420 nghìn tấn với giá trị đạt 215 triệu USD.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn gạo, trị giá 2,4 tỷ USD, giảm 0,8% về lượng nhưng tăng 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng tháng 9, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 420 nghìn tấn với giá trị đạt 215 triệu USD.
Hiện nay, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,4% thị phần, khối lượng nhập khẩu đạt 1,72 triệu tấn, tương đương 797,6 triệu USD, giảm 2,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu gạo Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng tại nhiều thị trường. Cụ thể, thị trường Senegal gấp 3,55 lần, đạt 42,1 nghìn tấn và 15 triệu USD; Indonesia gấp 2,9 lần, đạt 64,9 nghìn tấn và 36,2 triệu USD; Trung Quốc tăng 82,5%, đạt 536,2 nghìn tấn và 316,9 triệu USD.
Mặc dù xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến nay giảm về khối lượng song giá trị xuất khẩu lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng năm 2020 đạt 489,2 USD/tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Về chủng loại xuất khẩu cũng có sự biến động theo hướng gạo chất lượng xuất khẩu tăng mạnh. Hiện, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo Japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%. Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (544,1 triệu USD, chiếm 55,4%), Malaysia (129,9 triệu USD, chiếm 13,2%), Cuba (72,6 triệu USD, chiếm 7,4%).
Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines , Ghana, Bờ Biển Ngà. Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc, Philippines, Indonesia.
Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati, Đảo quốc Solomon, Philippines...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.