Chỉ vì một mảnh đất cấp cho hai chủ nên mới xảy ra tranh chấp, làm cho bảy người trong gia đình phải hầu tòa, trong khi cơ quan chuyên môn và chính quyền sở tại không một lời xin lỗi.
Con trai đưa mẹ, anh chị và các cháu ra hầu tòa
Theo đơn thư phản ánh của anh Đặng Văn Vương, có hộ khẩu thường trú tại xóm 5, thôn Do Đạo, xã Nhân Thịnh (Lý Nhân - Hà Nam), là con trai ông bà Đặng Văn Viên và Nguyễn Thị Sinh, gia đình ông bà có 6 người con (3 trai, 3 gái), từng sống trên mảnh đất thổ cư từ lâu đời để lại.
Thửa đất đã có quyết định thu hồi, song anh Dũng vẫn ngang nhiên xây tường bao và gieo trồng.
Ngày 10/9/1999, mảnh đất được cấp hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), đều mang tên chủ hộ Đặng Văn Viên. Một giấy số 544, diện tích 1.750m2, trong đó có 360m2 đất ở, 950m2 đất vườn và 440m2 đất ao. Một giấy số 656 với diện tích 162m2 đất ao.
Sự việc xảy ra vào tháng 3/2007, do ông Viên mất, để tiện cho việc canh tác, bà Sinh thuê xe chở cát lấp diện tích ao 162m2 thì anh Đặng Văn Dũng, con trai bà ra ngăn cản. Khi đó, anh Dũng nói là cũng có giấy CNQSDĐ 162m2 diện tích đó, bà Sinh và tất cả mọi thành viên trong gia đình đều không ai tin tại sao lại có hai giấy CNQSDĐ trên cùng một thửa đất. Hai bên xảy ra xô xát, tranh chấp dẫn đến mẹ, con, anh em, chú cháu, bảy người trong gia đình phải hầu tòa.
Vậy tại sao anh Dũng lại có giấy CNQSD trên mảnh đất đã có giấy CNQSD trước đó?
Người con “ ngỗ ngược” hay chính quyền sở tại chưa hiểu “ chỉ đạo” của cấp trên
Trước tranh chấp này, UBND huyện Lý Nhân đã ra Quyết định số 21/QĐ – UBND ngày 15/1/2009 hủy “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” (tách đất tiêu chuẩn) giữa ông Đặng Văn Viên và anh Đặng Văn Dũng, diện tích 838m2, trong đó có 720m2 đất vườn (thuộc tờ bản đồ 33 thửa 145) và 162m2 đất ao (thuộc tờ bản đồ 33 thửa 146) được UBND huyện Lý Nhân xác nhận ngày 17/9/2001 vì trái với quy định tại Nghị định số 17 ngày 29/3/1999 của Chính phủ. Đồng thời thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00061 diện tích 162m2 đất ao, thuộc tờ bản đồ 33 thửa 146 mang tên chủ hộ là anh Đặng Văn Dũng, trả lại quyền sử dụng đất hợp pháp cho chủ cũ mang tên Đặng Văn Viên.
Quyết định 21 của UBND huyện Lý Nhân.
Quyết định của UBND huyện đã rõ song anh Dũng vẫn ngang nhiên đổ đất làm màu, xây tường bao, chính quyền có đến lập biên bản nhưng anh Dũng tuyên bố đình chỉ vẫn cứ làm.
Ông Trần Hữu Tân, Chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh.
Ông Trần Hữu Tân, Chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh, cho biết, từ khi có Quyết định số 21/QĐ – UBND của UBND huyện Lý Nhân, xã đã nhiều lần hòa giải và định hướng phân tích diện tích đất tiêu chuẩn của gia đình anh Dũng, bà Sinh và các thành viên khác là đất nông nghiệp chung hộ ông Viên đứng tên chủ hộ. Tuy nhiên, cả anh Dũng và gia đình bà Sinh không đồng ý.
Trước sự việc trên, anh Đặng Văn Vương đã làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi nhiều nơi và đã có những phiếu chuyển đơn yêu cầu UBND huyện Lý Nhân, UBND xã Nhân Thịnh giải quyết dứt điểm vụ việc. Song đến nay, đã 6 năm mà vụ việc vẫn "dậm chân tại chỗ".
Để tránh đơn thư vượt cấp kéo dài, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, thiết nghĩ UBND xã Nhân Thịnh, ngành chức năng sớm vào cuộc, xử lý vụ việc theo đúng tinh thần Quyết định số 21/QĐ – UBND của UBND huyện Lý Nhân.
Trung Hiếu
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.