Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2019 | 14:13

Giá lúa tươi tại ĐBSCL tăng 200 đồng/kg

Sáng nay, 26/2, tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

 

Đây là hội nghị được kỳ vọng sẽ có nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài giúp cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vượt qua những khó khăn; cũng như duy trì sự tích cực của xuất khẩu gạo như trong những năm vừa qua.

09-22-09_nh_1_bo_truong_bo_nn-ptnt_nguyen_xun_cuong_chu_tri_hoi_nghi.jpg

 Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Năm 2018, XK lúa gạo đạt hơn 3 tỷ USD

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích, lúa gạo là ngành hàng rất quan trọng, không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn XK ra thế giới. Hiện nay, đất sản xuất lúa cả nước đạt trên 4 triệu hecta, đảm bảo an ninh lương thực cho gần 100 triệu dân trong nước. Song song đó, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về XK gạo.

Để xây dựng ngành hàng lúa gạo bền vững, cần đẩy mạnh áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, năng suất trung bình hiện nay đạt 6 tấn/ha, đảm bảo đạt lợi nhuận trên 30% cho nông dân, và có hàng ngàn DN chế biến XK lúa gạo sang hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Năm 2018, Việt Nam XK lúa gạo đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và  16,3%  về giá trị so với năm 2017. Nguyên nhân chính do Việt Nam đã chuyển đổi được cơ cấu giống, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo XK, vì vậy đã nâng giá gạo XK bình quân tăng từ 452 USD/tấn năm 2017 lên 502 USD/tấn năm 2018, tương đương và có thời điểm còn cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan.

Năm 2019, diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng gạo dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch XK. Đối với XK gạo, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và có nhiều quyết sách tạo thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách hỗ trợ phát triển và những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, trong đó có ngành lúa gạo tiếp tục phát huy hiệu quả.

Còn nhiều khó khăn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hoạt động XK gạo của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường. Từ cuối 2018 đến nay việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn, giá lúa ở vụ đông xuân 2018-2019 giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

thu-hoạch-lúa-tại-huyện-thới-lai-thành-phố-cần-thơ-ảnh-ck.jpg

 Sau sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ ngành, doanh nghiệp, hiện giá lúa tươi tăng 200 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu tăng 165 đồng/kg.

Xuất khẩu gạo tháng 1/2019 đạt 437,6 nghìn tấn với giá trị đạt 195,3 triệu USD, giảm 10,9% về khối lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm, các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc.

Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào vì đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa ĐX - vụ lúa lớn nhất trong năm, trong khi đó các giao dịch XK cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.

Chiều 19/2, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm, Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT mua dự trữ quốc gia năm 2019 với số lượng 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo, sẵn sàng mua 100.000 tấn tiếp theo theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Và đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT làm việc với Bộ Tài chính thống nhất chủ trương, biện pháp thu mua gạo để hỗ trợ cho các hộ dân trồng lúa ngay trong vụ đông xuân này.

Thủ tướng yêu cầu, các tổng công ty lương thực thực hiện đúng Nghị định 157, mua dự trữ 5% theo quy định. Cần tiếp tục thực hiện sớm kế hoạch xuất khẩu cho Philippines 200.000 tấn gạo và các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã xác định mua của Việt Nam trong giai đoạn này là 100.000 tấn gạo. Do đó, sản lượng gạo mua của người dân là ở mức cao.

NHNN có trách nhiệm xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp và coi đây là chủ trương của Chính phủ nhằm đảm bảo vốn cho việc thu mua. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và 2 tổng công ty lương thực có chủ trương cụ thể bằng các nguồn lực khác nhau chỉ đạo mua kịp thời, sớm nhất lúa gạo cho người dân.

Mới đây, một số DN Trung Quốc đã trao đổi, thống nhất với các đối tác của Việt Nam về nhu cầu NK gạo của Việt Nam. Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa TCty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) và Thung lũng Thực phẩm Nông nghiệp Công nghệ cao quốc gia Sơn Đông - Trung Quốc (FVC). Hai bên sẽ thực hiện ngay Bản ghi nhớ này trong nửa đầu năm 2019.

Hy vọng với sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp góp phần làm giảm áp lực thị trường, giá lúa gạo tại ĐBSCL có những diễn biến chuyển động tích cực. Hiện tại giá lúa tươi tăng 200 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu tăng 165 đồng/kg.

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top