Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 4 năm 2015 | 9:5

Hà Nam: Đê sông Hồng bị băm nát

Đê hữu sông Hồng, đoạn qua địa phận xã Nhân Thịnh (Lý Nhân - Hà Nam) dài khoảng 4km đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hàng chục lượt xe trọng tải lớn chạy qua, “băm nát” mỗi ngày.

Đê hữu sông Hồng, hay còn gọi là đê Đại Hà, đoạn chạy qua huyện Lý Nhân, dài 27,3km. Để đảm bảo giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện, từ năm 2007, Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống đường chạy quanh đê này. Tuy nhiên, từ khi đưa vào sử dụng, một số đoạn đường đã xuống cấp và bị xâm lấn nghiêm trọng.

Đoạn xuống cấp và xâm lấn nghiêm trọng nhất phải kể đến đoạn chạy qua địa bàn xã Nhân Thịnh với chiều dài khoảng 4km. Mặt đường bê-tông bị tàn phá nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu do hàng ngày có hàng chục lượt xe tải trọng tải lớn chạy qua. Theo ghi nhận của phóng viên, mặt đường bê-tông bị cày nát, các khối bê-tông bị băm nát, vỡ thành từng mảng, rất nguy hiển cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Theo phản ánh của người dân, không chỉ mặt đê bị cày nát bởi xe tải trọng lớn mà hành lang đê cũng bị xâm lấn nghiêm trọng. Hiện, quỹ đất mà UBND xã quản lý đã cho các hộ thuê thầu, nhưng các hộ này đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang an toàn đê, vi phạm Pháp lệnh Đê điều.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Tân, Chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh, thừa nhận, có việc UBND xã cho thuê thầu và đã bị san lấp trái phép nhưng đã lập biên bản các vụ vi phạm, tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu được tiếp cận các biên bản thì ông Tân không cung cấp.

Để làm rõ hơn vụ việc, chúng tôi đã việc với Chi cục Quản lý đê điều Hà Nam và Hạt Quản lý đê huyện Lý Nhân. Tại đây, ông Nguyễn Văn Tân, Chi cục trưởng và ông Lương Thái Học, Hạt trưởng đều thừa nhận, việc mặt đê hữu sông Hồng bị xuống cấp và hành lang đê bị xâm hại là có thật. "Chúng tôi đã nhiều lần lập biên bản và bàn giao cho chính quyền xã Nhân Thịnh giám sát, xử lý nhưng đến nay vẫn còn trường hợp nhà ông Lương Văn Chín chưa được xử lý", ông Tân và ông Học bức xúc cho biết.

Đề nghị các cấp, ngành tỉnh Hà Nam, nhất là UBND huyện Lý Nhân sớm vào cuộc, xử lý triệt để vi phạm này.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại tại đoạn đê hữu sông Hồng bị xuống cấp và bị xâm lấn nghiêm trọng:

Khu san lấp lấn chiếm hành lang đê của ông Lương Văn Chín vẫn chưa được xử lý.

Mặt đường đê bị băm nát.

  Trung Hiếu

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top