Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 31 tháng 3 năm 2018 | 16:53

Hải Phòng: Điều tra dấu hiệu sai phạm của Công ty Xi măng Phúc Sơn

Kiểm toán Nhà nước khu vực VI (KTNN) vừa chuyển hồ sơ xác định dấu hiệu vi phạm về khai thác khoáng sản của Công ty Xi măng Phúc Sơn sang Công an TP. Hải Phòng để điều tra làm rõ.

Kiểm toán nhà nước Khu vực VI (KTNN) vừa chuyển hồ sơ xác định dấu hiệu vi phạm về khai thác khoáng sản của Công ty xi măng Phúc Sơn sang Công an TP. Hải Phòng để làm rõ (ảnh minh họa)
Kiểm toán Nhà nước khu vực VI vừa chuyển hồ sơ xác định dấu hiệu vi phạm về khai thác khoáng sản của Công ty Xi măng Phúc Sơn sang Công an TP. Hải Phòng để điều tra làm rõ (ảnh minh họa)

 

Theo Thông báo số 103/TB-KVI của Kiểm toán nhà nước khu vực VI ngày 5/3/2018, năm 2016, Công ty Xi măng Phúc Sơn (có địa chỉ tại xã Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng dưới cốt cho phép (+5m) là trên 434 m3; khối lượng đá nguyên khai chưa kê khai tính thuế tài nguyên và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước là trên 8 triệu m3; Chưa kê khai tính phí bảo về môi trường trên 9 triệu m3. Theo đó, KTNN tạm xác định số tiền doanh nghiệp này còn phải nộp về NSNN khoảng 266,6 tỷ đồng.

Cũng theo Thông báo số 103/TB-KVI, Công ty Xi măng Phúc Sơn chưa đồng thuận với kết quả đo khối lượng, trong quá trình kiểm toán không hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin, có dấu hiệu chỉnh sửa tài liệu bổ sung. "Đây là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật... nên đã chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hải Phòng điều tra làm rõ các sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật", Thông báo nêu.

Ngoài dấu hiệu sai phạm nói trên, KTNN cũng phát hiện ở ngoài khu vực ranh giới mỏ của Công ty Xi măng Phúc Sơn và một đơn vị khác có hiện tượng khai thác trái phép với trữ lượng lên đến gần 15 triệu m3.  Các trữ lượng khoáng sản khai thác trái phép này không được kê khai để tính thuế, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 1.177,9 tỷ đồng.

Để xảy ra việc này, KTNN xác định do sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền. Cụ thể, năm 2009,  UBND huyện Thủy Nguyên đã có báo cáo phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép nhưng UBND TP.Hải Phòng chưa quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý.

Sở TNMT TP.Hải Phòng chỉ quản lý dựa vào báo cáo sản lượng khai thác cho phép hàng năm với sản lượng lớn mà không kiểm kê trữ lượng. Sở cũng không báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề xuất tham mưu, đưa ra các giải pháp xử lý đối với hoạt động khai thác trái phép của Công ty Xi măng Phúc Sơn

 

Hải Phòng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top