Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 9 năm 2021 | 8:39

Hội Làm vườn Việt Nam: Chủ động phối hợp tiêu thụ nông sản cho hội viên

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Từ nông dân đến HTX, doanh nghiệp… đều lao đao bởi chuỗi sản xuất và cung ứng bị đình trệ.

Chung tay giải quyết khó khăn, Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam phối hợp với Mạng lưới Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) xây dựng Dự án do EU tài trợ về tái sử dụng hiệu quả sinh khối trong nghề làm vườn và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho hội viên, nông dân.

 

rauantoan.jpg
Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xóm 6
(Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên).

 

Những mô hình kinh tế ở Bắc Ninh giúp hội viên “sống khỏe”

Anh Nguyễn Văn Phòng, sinh năm 1982, ở xã Quế Tân (Quế Võ), xây dựng thành công mô hình sản xuất đa canh khép kín, được nhiều người trong và ngoài vùng đến học hỏi kinh nghiệm và làm theo. Năm 2004, anh mạnh dạn thuê hơn 1ha đất chuyển đổi của địa phương xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Những năm đầu chỉ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, không tận dụng hết tiềm năng, hiệu quả kinh tế không cao nên anh quyết định thay đổi “chiến thuật”. Lần này, vẫn trên diện tích ấy, anh quy hoạch, phát triển theo hướng đa canh với các loại sản phẩm như: lợn, cá, gia cầm, thủy cầm và một số loại hoa màu khác. Mô hình sản xuất đa canh này có mối liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau, ưu điểm nhất chính là tận dụng phế phẩm và xử lý chất thải vật nuôi chống ô nhiễm môi trường.

Đây là mô hình giúp bà con nông dân giải quyết bài toán được mùa mất giá, được giá mất mùa thường hay xảy ra. Trên diện tích hơn 1ha, anh quy hoạch thành 4 ao thả cá, xây dựng gần 1.000m2 chuồng trại, tách riêng cho từng loại vật nuôi như: lợn thịt, lợn sữa, gà, ngan, vịt… Với sự đầu tư bài bản, lợn thịt được anh nuôi theo cách gối lứa, mỗi lứa 300 con, cứ 3 tháng là xuất chuồng. Từ bán lợn thương phẩm, cá, gia cầm, thủy cầm và các loại cây trái trong vườn, gia đình anh có thu tiền tỷ mỗi năm.

Công ty CP Công nghệ sinh học Bảo Khang là một trong những doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng lĩnh vực công nghệ cao được hỗ trợ mặt bằng tại khu thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bắc Ninh ở xã Việt Đoàn (huyện Tiên Du) để sản xuất thử nghiệm tảo xoắn Spirulina. Với quy mô 1.800m2, doanh nghiệp xây dựng bể nuôi trong 3 nhà màng, cùng hệ thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm và khu sản xuất.

Đồng thời, Bảo Khang cũng là đơn vị tiên phong sản xuất nấm đông trùng hạ thảo từ nền cơ chất tổng hợp được tạo nên bởi tảo Spirulina có giá trị dược chất cao. Đặc biệt, trong đợt đánh giá, phân hạng năm 2020, sản phẩm này đã được công nhận OCOP 4 sao của tỉnh Bắc Ninh.

 

xoai.jpgXoài VietGAP giúp nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

 

Kết nối tiêu thụ sản phẩm

PGS. TS. Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch HLV Việt Nam,  cho biết, tới đây, Hội phối hợp với AsiaDHRRA xây dựng Dự án do EU tài trợ về tái sử dụng hiệu quả sinh khối trong nghề làm vườn giai đoạn 2022-2026.

Theo đó, HLV tỉnh, thành phố lựa chọn  1 HTX đang sản xuất rau quả theo hướng hữu cơ tại địa phương để tham gia dự án. Ví dụ, một số HTX điển hình đã được các tỉnh Hội giới thiệu tham gia:

HTX rau hữu cơ Thanh Xuân, xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) - vốn được coi là vựa rau xanh hữu cơ nổi tiếng của TP. Hà Nội. Từ khâu trồng đến khâu thu hoạch đều tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “năm không” (không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen, không chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng thuốc diệt cỏ), tạo ra những luống rau an toàn, bảo đảm chất lượng, cung cấp cho thị trường trên 400 tấn/năm, đem lại giá trị thu nhập hàng tỷ đồng.

Gia đình anh Hoàng Văn Hưng (thôn Bái Thượng) là hộ tham gia sản xuất rau hữu cơ ngay từ những ngày đầu cho biết:  Tôi trồng hơn 3.000m2 rau sạch, chất lượng,  thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm. Việc tuân thủ các quy trình sản xuất không những giúp nông dân nâng cao ý thức trong sản xuất mà còn mang lại những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây cũng là nền tảng để xây dựng nền nông nghiệp sạch, giúp bà con làm giàu bền vững.

Thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất rau an toàn, bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, HTX nông nghiệp Tiên Sơn ở xã Mường Bon (Mai Sơn - Sơn La) đã và đang đưa ra thị trường nhiều sản phẩm rau, quả an toàn.

Giới thiệu khu trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Phạm Thanh Thưởng, Giám đốc HTX chia sẻ: Trước năm 2015, việc trồng các loại rau, củ, quả của bà con nông dân chỉ theo phương pháp truyền thống, các công đoạn đều làm thủ công, thường xuyên sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật..., do vậy, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường. Sau khi nghiên cứu kỹ và xác định phải tận dụng lợi thế nguồn nước ở hồ Tiền Phong, hệ thống giếng khoan, lại thêm chất đất, khí hậu phù hợp trồng rau, củ, quả, chúng tôi quyết định thành lập HTX gồm 56 thành viên, trong đó có 30 thành viên là các hộ dân tái định cư thủy điện Sơn La từ xã Pá Ma Pha Khinh của Quỳnh Nhai. HTX đã tiến hành thực hiện tái cơ cấu các loại cây trồng, giúp tăng năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho các thành viên.

HTX xoài Tân Thuận Tây ở ấp Tân Chủ, xã Tân Thuận Tây (Cao Lãnh - Đồng Tháp) trồng 116ha  xoài được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ với 126 hộ dân tham gia. Đây là HTX chuyên ngành xoài thứ hai trong tỉnh và là một trong 16 HTX được tỉnh Đồng Tháp định hướng phát triển thành HTX tiên tiến gắn với vùng chuyên canh, xây dựng thương hiệu nông sản từ năm 2015.

Ông Nguyễn Văn Chì, Giám đốc HTX xoài Tân Thuận Tây, chia sẻ, đã có thời điểm thị trường dội hàng nhưng xoài của HTX luôn được ưu tiên tiêu thụ. Sản xuất sạch chính là giải pháp nâng vị thế nông sản và cũng là nền tảng để khẳng định uy tín nông sản của người dân trên thị trường.

“Hiện nay và trong tương lai gần, nếu không sản xuất sạch, thị trường nội địa cũng sẽ rất khó bán chứ đừng nghĩ đến chuyện xa hơn là xuất khẩu”, Giám đốc Nguyễn Văn Chì thẳng thắn chia sẻ.

Vì vậy, liên kết theo mô hình HTX, người dân sẽ được HTX, doanh nghiệp và ngành nông nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Ban giám đốc HTX, với quy mô hơn 120 thành viên, nguồn vốn trên 1 tỷ đồng vẫn còn khá thấp, nhất là khi HTX đang tiếp tục chuyển đổi sản xuất theo hướng GlobalGAP và mở rộng diện tích. Chính vì vậy, HTX rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cấp ngành, doanh nghiệp để thuận lợi hơn cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tất cả những HTX trên đều mong muốn tham gia Dự án của HLV Việt Nam, để có điều kiện  phát triển ổn định trong thời gian tới.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Hồng cho biết, sẽ nhanh chóng hoàn thiện, ký kết chương trình phối hợp với các đơn vị: Cục Bảo vệ thực vật, Hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu nông - lâm kết hợp tại Việt Nam (ICRAF); tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với Mạng lưới Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA)… để hoàn thiện việc hợp tác, thúc đẩy kết nối giữa hội viên, nông dân, HTX nhằm quảng bá sản phẩm rau, củ, quả theo nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn, từng bước xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và hoàn thành mục tiêu kép, HLV đề nghị hội viên, nông dân  thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các địa phương về phòng, chống dịch. Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top