Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021 | 10:50

Hội nghị Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII

Sáng 23/4, diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII. Đây là Hội nghị trực tiếp, trực tuyến đầu tiên của Hội Làm vườn Việt Nam kể từ sau Đại hội khoá VII với hai đầu cầu phía Bắc (tại Hà Nội) và phía Nam (tại TP. HCM).

 Toàn cảnh Hội nghị Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII.

 

Khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, sau Đại hội khoá VII, từng bước đã đưa nghị quyết vào cuộc sống. Văn phòng Hội đã xây dựng các dự thảo, quy chế đưa công tác Hội vào hoạt động nề nếp. Như vậy, đến thời gian này, Hội đi được 1/10 chặng đường của nhiệm kỳ VII, nhưng đây là giai đoạn quan trọng làm cơ sở, xây dựng quy chế để Hội hoạt động hiệu quả trong thời gian tới. 

"Hội nghị Ban Thường vụ hôm nay sẽ tập trung vào các nội dung, báo cáo của Thường trực với Ban Thường vụ công việc từ sau Đại hội VII và những nhiệm vụ, phương hướng chính đến hết năm 2021. Báo cáo Ban Chấp hành thông qua các quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội; quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra; quy chế thi đua khen thưởng", ông Hồng nói.

Tại Hội nghị, ông Phan Huy Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam đã thông báo một số kết quả chính trong hoạt động của Hội thời gian vừa qua và một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động năm 2021. 

 Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

 

Đánh giá kết quả đạt được sau Đại hội và phương hướng hoạt động trong năm 2021, ông Nguyễn Xuân Vững, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, cho biết, về phương hướng,  không thể thiếu vắng các doanh nghiệp tham gia vào Hội. Do vậy, cần tăng cường vận động, thu hút các tổ chức kinh tế, quốc tế, các tập đoàn lớn làm thành viên Hội. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng trong phát triển kinh tế vườn, từ cuối nhiệm kỳ khoá VI có 2 doanh nghiệp tham gia vào Ban Chấp hành. Hai doanh nghiệp đã có sự đóng góp về kinh phí, tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư cho hội viên. Do vậy, cần tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, đây là việc làm rất khả thi.

Theo ông Võ Văn An, Chủ tịch Hội ngành nghề NN&NT tỉnh Sơn La, cần đánh giá thêm vai trò của Hội tham gia rất tốt công tác phòng Covid-19 và vận động người dân tham tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Về phương hướng năm 2021, đề nghị bổ sung hai nhiệm vụ này vào báo cáo. 

 Đây là Hội nghị trực tiếp, trực tuyến đầu tiên của Hội Làm vườn Việt Nam kể từ sau Đại hội khoá VII với đầu cầu phía Bắc (tại Hà Nội) và đầu cầu phía Nam (tại TP. HCM).

 

Từ đầu cầu TP. HCM, ông Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hội kiêm Trưởng Đại diện Chi nhánh phía Nam, cho biết: Hoan nghênh Hội làm việc bằng hình thức online, qua zalo. Qua đây, tôi đề xuất có thêm một số tỉnh ở phía Nam, một số doanh nghiệp tham gia vào Ban Thường vụ để Hội hoạt động tốt hơn.

Còn theo ông Lê Văn Tâm, Chủ tịch HLV&SVC tỉnh Đồng tháp, ĐBSCL đang chịu xâm nhập mặn, trong nhiệm vụ thời gian tới cần bổ sung nội dung vận động hội viên phòng chống xâm nhập mặn mang lại hiệu quả. Cùng với đó, cần ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất. Cần kết nối doanh nghiệp tham gia liên kết cùng hội viên tiêu thụ nông sản. 

 Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

 

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn, cho biết, tôi đánh giá rất cao Văn phòng Hội sau 6 tháng đã xử lý một khối lượng công việc đồ sộ. Tuy nhiên, trong báo cáo Ban Thường vụ yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình hoạt động của mình. Theo tôi, tuy do dịch bệnh nhưng cần tăng cường việc gặp trực tiếp để trao đổi nắm bắt tình tình. Về kinh phí, cần phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, từ đó tìm nguồn thu. Đẩy mạnh hợp tác truyền thông. Qua đây, tôi đề nghị, Hội, các đơn vị thuộc Hội, các hội địa phương cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa với Tạp chí Kinh tế nông thôn trong việc tuyên truyền, phản ánh cách làm hay, mô hình hiệu quả của hội viên.

Ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch HLV tỉnh Bắc Giang, cho biết, mô hình tổ chức các Hội đang trong quá trình tổ chức lại. Do vậy, Hội cần chủ động thích ứng, nếu không thích ứng từ năm 2022 trở đi sẽ rất khó khăn. HLV Bắc Giang đã làm được những việc cụ thể, sau Đại hội đã có chương trình hàng năm, chương trình 5 năm. Chúng ta phải đăng ký hoạt động của Hội để tỉnh giao nhiệm vụ, giao kinh phí. HLV là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nên cần tham gia các hoạt động của hai tổ chức này qua đây nâng cao vị thế của mình.

Chiều 23/4, tiếp tục diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam khoá VII.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh long vàng - hướng đi mới

    Thanh long vàng - hướng đi mới

    Hiện nay, một số farm tại Bình Thuận đang tìm hướng đi mới cho cây thanh long. Thanh long vàng có cơ chế tự vệ, lớp vỏ bóng dày, do đó, không bắt thuốc bảo vệ thực vật. Và kháng côn trùng tự nhiên nên thanh long vàng thích hợp sản xuất hữu cơ.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top