Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2020 | 20:36

“Khéo” làm trang trại, thu 600 triệu đồng/ha ở Lạng Giang

Do khéo sắp xếp, cân đối cây trồng, vật nuôi trong trang trại, doanh thu đạt 600 triệu đồng/ha/năm tại Lạng Giang.

Ông Nguyễn Văn May, thôn Chuông vàng, xã Tân Hưng (huyện Lạng Giang -Bắc Giang), cho biết, ông có trang trại chăn nuôi 1ha, bao gồm: thỏ 100 con; gà thương phẩm 200 con; vịt đẻ 600 con; ngỗng sinh sản 500 con, ngỗng giống 100 con (hiện đang có 100 ngỗng con 1 ngày tuổi).

 

img_0008.jpg
Ông Nguyễn Văn May đang chăm sóc đàn ngỗng sinh sản.

 

Ngoài ra, còn có 700 – 800 cây bưởi Diễn 7 tuổi, hiện, gia đình đang làm thủ tục công nhận bưởi VietGAP. Tuy nhiên, cũng như bà con trong tỉnh, bưởi Bắc Giang năm nay mất mùa trên diện rộng, chỉ còn khoảng 70%.

Đây là dòng bưởi chín sớm, có cây đạt 100 quả, thương lái đã bắt đầu vào tỉa quả chín, thu mua với giá 12.000 đồng/quả, dịp Tết Nguyên đán 2012, dự kiến 30.000 đồng/quả.

Hiện, ngỗng con tháng 12 dương lịch sẽ có bán, khoảng 3.000 con, gà thương phẩm bán quanh năm, khách lấy tại vườn, giá 50.000 đồng/kg; thỏ 100 con, giá 100.000 đồng/kg (bình quân 3kg/con); vịt đẻ, giao trứng vịt lộn tại nhà giá 3.500 đồng/quả. Tổng thu toàn trang trại trên 600 triệu đồng/năm.

“Để chăm sóc trang trại gia đình phải thuê thêm 2 người, trả lương quanh năm, bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Dự kiến, năm 2021 sẽ thành lập HTX khoảng 10 thành viên (đã có 6 người tham gia), để ổn định đầu ra cho sản phẩm. Hiện, các thành viên đang tích cực chuẩn bị vốn, do vậy, tất cả chúng tôi đều mong muốn được vay vốn ngân hàng với mức ưu đãi, để ổn định bước đầu” – ông May cho biết thêm.

 

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top