Vài năm nay, bà con Tuyên Quang, Bắc Giang... đã liên kết trồng ngô ngọt cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), kết quả là các bên cùng có lợi.
Ông Lù Văn Kim, Trưởng thôn Kim Thu Ngà (xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), cho biết, ông và 31 hộ trồng ngô cho Hợp tác xã Sinh Lợi từ đầu năm 2019 đến nay, với diện tích trên 3 ha, tổng thu hoạch trên 30 tấn.
Hộ nhiều nhất thu hoạch được khoảng 6 tạ, hộ ít nhất 1 tạ, với giá bình quân 4.500 – 5.500 đồng/kg.
Ở Bắc Giang, nông dân sản xuất được khoảng 300 tấn/300 hộ, nhà nhiều bù nhà ít. Đặc biệt, bà con rất phấn khởi, vì nếu không trồng ngô thì đất cũng bỏ không, do vụ 3, không biết trồng cây gì để có đầu ra như cây ngô.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó giám đốc HTX Sinh Lợi (thôn Nốt, xã An Châu, huyện Sơn Động, Bắc Giang), cho biết, HTX có 8 thành viên, đầu năm 2019, liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngô ngọt, không biến đổi gen cho Công ty cổ phần Chế biến nông sản Thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, bước khởi đầu, mọi việc đều suôn sẻ.
“Trong năm, HTX làm cầu nối cho hàng trăm hộ dân ở 2 tỉnh nói trên, trồng ngô xuất khẩu sang Đài Loan. Hiện, đã thu được khoảng 300 tấn, trong đó, xã nhiều nhất đạt 500 tấn, xã ít nhất 50 tấn. Phía HTX cung cấp giống, thuốc bảo vệ thực vật; bà con chỉ việc trồng, chăm sóc và thu hoạch”, ông Quảng nói.
Ông Đoàn Văn Hai, cán bộ phụ trách thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần Chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, cho biết: “Công ty thu mua ngô ngọt, dưa bao tử, dưa chuột Nhật, dưa gang, ớt, xuất sang Đài Loan để đóng hộp, hoặc bán tươi.
Riêng ngô ngọt, Công ty đang có nhu cầu mua 3.000 – 4.000 tấn/năm. Hiện, đã có nhiều địa phương liên kết như Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.