Là huyện có diện tích cây ăn quả lớn của Bắc Giang, giá trị mang lại hàng năm lên tới nhiều nghìn tỷ đồng, Lục Ngạn đang triển khai du lịch miệt vườn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị kinh tế.
Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm
Hiện, diện tích cây có múi của huyện Lục Ngạn đạt 6.740 ha (trong đó: cam 4.142 ha; bưởi 2.252 ha và cây có múi khác 346 ha), sản lượng đạt trên 60 nghìn tấn. Ngoài ra, còn một số loại cây ăn quả khác như: táo diện tích 527ha, sản lượng trên 8.000 tấn; ổi diện tích trên 100 ha, sản lượng trên 100 tấn.
Để quảng bá, giới thiệu, gắn với tiêu thụ sản phẩm, UBND huyện Lục Ngạn đang triển khai kế hoạch "Du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi”. Trong đó, tập trung giới thiệu sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt của huyện; gắn trải nghiệm thực tế tại vườn cây ăn quả với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; hình thành tour, tuyến mới nhằm thu hút du khách.
Hiện, Lục Ngạn này đang khảo sát, lựa chọn một số địa điểm có cảnh quan, tập trung nhiều nhà vườn đẹp, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ khách du lịch để xây dựng điểm, tour du lịch. Tập trung vào các xã có Hợp tác xã hoạt động kinh doanh du lịch. Lựa chọn các hộ gia đình có vườn cây đẹp, đi lại thuận tiện, chủ nhà thân thiện, nhiệt tình, có đủ điều kiện đón tiếp khách du lịch.
Những ngày này, gia đình ông Trần Đình Én, ở thôn Tân Trường, xã Thanh Hải (Lục Ngạn), đang tất bật chỉnh trang vườn tược, chăm sóc diện tích bưởi Ngọt để đón khách thăm quan, trải nghiệm trong thời gian tới đây theo chủ trương của huyện.
Với diện tích gần 2 ha, gia đình ông Én quy hoạch trồng các giống bưởi ngọt, da xanh, cát quế. Năm nay, sản lượng bưởi da xanh ước đạt khoảng 5 tấn, hiện gia đình ông đang bán với giá 30 nghìn đồng/kg, ước thu nhập đạt khoảng 150 triệu đồng. Riêng, với bưởi ngọt dự kiến cho thu hoạch khoảng 20 tấn, tương đương với khoảng 5 vạn quả, với giá bán tính bình quân khoảng 20 nghìn đồng/quả tại vườn, thu nhập đạt 1 tỷ đồng/năm.
Năm 2020, cây bưởi ngọt của gia đình ông Trần Đình Én được bình chọn là cây đẹp nhất huyện Lục Ngạn với khoảng 238 quả, trúng đấu giá 70 triệu đồng. Gia đình đã đón hơn 100 đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, trải nghiệm, đồng thời bán được lượng lớn bưởi tại vườn phục vụ khách mua về làm quà.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, nay có khoảng 120 hộ trồng cam, bưởi được lựa chọn tham gia vào du lịch trải nghiệm. Các hộ tham gia sẽ được hỗ trợ từ 5-10 triệu đồng. Cùng với đó, đoàn thanh niên sẽ đến hỗ trợ trang trí vườn và trực tiếp làm hướng dẫn viên. Huyện cũng bố trí cán bộ khuyến nông, cán bộ văn hoá đón, đưa khách đến các vườn khi có nhu cầu.
Xây dựng 2 phương án tiều thụ
Do tình hình dịch Covid-19, đang diễn biến phức tạp, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia thu hoạch, chế biến và tiêu thụ, Lục Ngạn đã xây dựng 2 phương án tiêu thụ.
Với phương án dịch Covid-19, xảy ra trên địa bàn huyện. Một số thôn, xã trên địa bàn xuất hiện các F0 phải áp dụng biện pháp cách ly y tế, giãn cách xã hội, các thương nhân ở ngoài huyện không vào địa bàn huyện để trực tiếp thu mua được; đối với các xã khác không có dịch, hoạt động tiêu thụ diễn ra bình thường song có phần hạn chế do tâm lý e ngại khi vào thu mua.
Với tình huống này, Lục Ngạn xác định tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức bán quả tươi tại thị trường trong nước chiếm 95% tổng sản lượng, còn lại là tiêu thụ qua chế biến chiếm như: ép nước đóng lon, sấy khô. Hiện, huyện có 561 xe ô tô vận tải các loại, đáp ứng đủ nhu câu vận chuyển nội bộ và vận chuyển ra ngoài huyện trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với các phương tiện vận chuyển vào thu mua tại các thôn, xóm, xã phải thực hiện cách ly y tế, giãn cách xã hội, phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ hướng dẫn cấp giấy vận chuyển hàng hóa trên cơ sở thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch.
Với tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên, tại tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Lục Ngạn nói riêng dịch được kiểm soát. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam, bưởi và các nông sản đặc trưng khác được tổ chức thông qua Hội nghị trực tuyến; các hoạt động quảng bá được triển khai thực hiện. Đặc biệt, là tổ chức Tuần lễ cam, bưởi gắn với du lịch nhà vườn, du lịch tâm linh.
Ở tình huống này, chủ yếu là bán quả tươi (55.000 tấn), tập trung vào các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối lớn. Làm việc với các nhà phân phối, các tập đoàn bán lẻ để đưa sản phẩm cam, bưởi vào kênh phân phối của hệ thống. Phối hợp với các sàn thương mại điện tử tăng cường quảng bá, bán hàng trên sàn giao dịch thư ng mại điện tử. Ngoài ra, có khoảng 5.000 tấn sẽ đưa vào chế biến bằng các hình thức ép nước đóng lon, sấy khô.
Việc chủ động xây dựng các tình hướng, kịch bản tiêu thụ đã giúp huyện Lục Ngạn nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung vượt qua đại dịch, thắng lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Điển hình như vụ vải thiều năm 2021, nhờ sự chủ động linh hoạt, thích ứng với dịch tổng giá trị sản xuất từ vải thiều của Lục Ngạn đạt tới 3.259 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 1.544 tỷ đồng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.