Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 7 năm 2018 | 10:9

Nên cấm nhập sản phẩm chăn nuôi thải loại

Tình trạng gà thải loại và nội tạng gia súc được nhập về làm thức ăn tại thị trường nội địa đang gây bức xúc cho nhiều người.

 
Gà không đầu bán trong hệ thống siêu thị Big C	 /// Ảnh: Chí Nhân
Gà không đầu bán trong hệ thống siêu thị Big C
 
 
Gà nội điêu đứng vì gà thải
 
Nhiều nông dân ở các tỉnh Đông Nam bộ cho biết những tháng gần đây đầu ra khó khăn, giá gà giảm mạnh. Nguyên nhân là tổng đàn gà tăng và gà đông lạnh giá rẻ nhập về nhiều.
 
Theo Bộ Công thương, từ ngày 1 - 20/7, giá gà bị điều chỉnh theo xu hướng giảm trên toàn quốc. Giá gà miền Bắc giảm giảm 5.000 - 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2018, hiện còn 43.000 đồng/kg; ở miền Nam giá gà lông màu chỉ còn 29.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2018 và thấp hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2017.
 
Trong khi đó, cũng theo Bộ Công thương, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng gà nhập khẩu lên đến gần 89.000 tấn, trị giá hơn 84 triệu USD. Lượng nhập dồi dào và được bán tràn lan. Đáng nói, sản phẩm gà dai đông lạnh nhập khẩu từ Hàn Quốc - “gà không đầu” không bao bì, nhãn mác gần đây được bán tại siêu thị Big C với giá 49.500 đồng/kg (giá khuyến mãi 39.900 đồng/kg); giá tại các chợ 40.000 - 60.000 đồng/con. Mức giá thực tế không rẻ như nhiều người nghĩ, bởi giá gà nhập khẩu bình quân trong tháng 6 chỉ có 882 USD/tấn (0,882 USD/kg), tương đương 19.000 đồng/kg. Còn giá gà thải loại theo nhiều người trong ngành, chỉ khoảng 0,3 - 0,4 USD/kg (chưa đến 10.000 đồng/kg) khi về tới VN. Bán với giá 49.000 đồng/kg, các nhà kinh doanh lời lớn.
 
Khảo sát tại TP.HCM, giá gà thịt thả vườn được giết mổ, đóng gói, có nhãn hiệu bán tại các siêu thị chỉ dao động trong khoảng 51.000 - 60.000 đồng/kg.
 
Bên cạnh đó, VN cũng nhập một lượng phụ phẩm gia súc (heo, bò, trâu) sau giết mổ sống nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay là 22.831 tấn, trị giá hơn 23 triệu USD, trung bình hơn 1.000 USD/tấn. Như vậy, mỗi tháng người Việt tiêu thụ hết gần 4.000 tấn phụ phẩm gia súc.
 
Cấm vì sức khỏe người tiêu dùng
 
Gà thải loại là gà nuôi để lấy trứng nên không còn giá trị dinh dưỡng và tồn dư nhiều hóa chất, kháng sinh nên không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ông Văn Đức Mười, nguyên Chủ tịch Công ty VISSAN, nói thẳng: “Thuật ngữ chuyên môn ở các nước phát triển gọi các phụ phẩm như đầu, cổ, cánh, chân, đùi là “black meat” hoặc “dog meat”. Những sản phẩm này và gà đẻ trứng thải loại không ai ăn không phải vì tên gọi của nó mà vì nó không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng hoặc rất hạn chế, thường được chế biến làm thức ăn chăn nuôi”.
 
GS Bùi Chí Bửu bổ sung, các sản phẩm nội tạng gia súc sau quá trình giết mổ thường được xử lý làm biogas. Sau này do thói quen tiêu dùng của một số nước châu Á, các loại phế phẩm này trở thành phụ phẩm. Nhưng vì không sử dụng làm thức ăn nên sau quá trình giết mổ các sản phẩm này thường không được vệ sinh, xử lý sạch sẽ. Vì là nội tạng nên chứa nhiều chất thải và là nguồn lây lan dịch bệnh rất lớn. Giả sử được xử lý nghiêm túc đáp ứng tiêu chuẩn làm thức ăn cho người thì các sản phẩm này cũng chứa hàm lượng cholesterol rất cao, là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nhập các sản phẩm này giá rất rẻ, đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tiêu thụ. Hậu quả lâu dài là bệnh tật.
 
Phân tích sâu về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nói: Các loại phụ, phế phẩm này người ta không ăn nên bán theo kiểu “được chăng hay chớ” không kiểm định. Về tới VN cũng kiểm tra giám sát không xuể, nên mới có chuyện các cơ quan chức năng thường xuyên phát hiện ngâm, tẩy bằng hóa chất thậm chí các loại hóa chất công nghiệp, chất bảo quản... Ngoài những trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện, không ai biết được có bao nhiêu vụ trót lọt đó là nguy cơ phát sinh dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi. “Vậy tại sao chúng ta không mạnh dạn chặn nó ngay từ đầu vô? Cần sớm thông qua luật cấm nhập tất cả các sản phẩm thải loại, phế phụ phẩm gia súc, gia cầm”, PGS Ngãi kiến nghị.
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top