Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 | 5:28

Nghề nuôi dê thịt giúp nhiều nông dân xã Đắk N'đrót thoát nghèo

Nhiều nông dân ở xã Đắk N'đrót (Đắk Mil – Đắk Nông) đang đầu tư phát triển mô hình nuôi dê thịt theo hướng thương phẩm, mở ra hướng phát triển kinh tế mới tại địa phương.

Năm 2018, sau khi 1.000 trụ tiêu bị chết hàng loạt, gia đình anh Nguyễn Hồng Long, ở thôn 9, xã Đắk N'drót, đã đầu tư mua 6 con dê giống về nuôi.

Anh Long cho biết, qua tìm hiểu, anh thấy dê là vật nuôi phù hợp với điều kiện gia đình. Nguồn thức ăn cho dê dồi dào, có thể tận dụng từ các loại cây trồng ở nương rẫy. Để chủ động thức ăn cho đàn dê, anh Long trồng hơn 5 sào cỏ.

Anh Long vừa chăn nuôi vừa gây đàn, tuyển lựa giống chất lượng để phát triển đàn dê. Anh đầu tư xây dựng chuồng nuôi rộng 200m2, chia thành từng khu vực nuôi dê sinh sản, dê vỗ béo, dê con.

Đến nay, anh Long luôn duy trì 30 con dê sinh sản, 2 con đực. Mỗi năm, đàn dê sinh sản khoảng 90 con dê. Theo tính toán, anh Long thu nhập khoảng 250 triệu đồng/năm (trừ chi phí) từ nuôi dê. Ngoài ra, anh còn thu khoảng 20 triệu từ bán phân dê.

Tương tự, năm 2017, anh Nguyễn Hồng Đức, thôn 9, xã Đắk N'đrót tận dụng chuồng nuôi heo để nuôi dê. Ban đầu, anh nuôi 1 con dê sinh sản. Sau thời gian gây nuôi, hiện nay anh đã có 150 con dê thịt, 20 con dê sinh sản.

Mỗi năm, đàn dê mẹ sinh được khoảng 50 dê con. Còn dê thịt, cứ 4 tháng anh Đức xuất bán 1 đợt. Giá dê thịt trên thị trường hiện nay dao động từ 130.000 - 155.000 đồng/kg. Dê giống từ 160.000 - 180.000 đồng/kg. Theo tính toán, mỗi năm, trừ chi phí, anh thu khoảng 250 triệu đồng từ nuôi dê.

 

Nghề nuôi dê mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Đức.
Nghề nuôi dê mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Đức.

 

Anh Đức đã trồng 6 sào cỏ để nuôi dê. Anh sử dụng phân dê để chăm sóc cho 1.000 trụ tiêu. Anh Đức cho biết, chăn nuôi dê mang về nguồn thu nhập khá. Anh đang tiếp tục mở rộng quy mô đàn dê, chuyển dần sang hướng nuôi thịt, vỗ béo để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập.

Trong điều kiện giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, nông dân chuyển sang nuôi dê thương phẩm để tạo nguồn thu nhập, giảm chi phí sản xuất. Cùng với đó, người nuôi dê có thêm nguồn phân bón chăm sóc cho cây trồng.

Nuôi dê ít bị dịch bệnh hơn các loại vật nuôi khác. Người dân có thể tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ để nuôi dê. Thị trường tiêu thụ thịt dê cũng thuận lợi, ổn định hơn các mặt hàng khác.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Đắk N'đrót, toàn xã hiện có khoảng 120 hộ chăn nuôi dê, với khoảng 3.000 con. Người dân không chỉ nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh mà đã bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để lai cải tạo đàn dê, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Với những tiềm năng và giá trị từ chăn nuôi dê mang lại, xã Đắk N'đrót đang hình thành vùng chăn nuôi dê thương phẩm. Những hộ chăn nuôi dê ở xã Đắk N'đrót đã thành lập tổ hợp tác để chia sẻ kỹ thuật chăm sóc dê, kết nối đầu ra.

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top