Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2020 | 21:14

Ngư dân miền Trung thu tiền triệu/đêm đánh bắt sau bão

Ngư dân miền Trung trúng đậm lộc biển từ chuyến ra khơi đầu tiên sau đợt mưa bão vừa qua.

Nghệ An: Trúng đậm "lộc biển" sau mưa bão

Sau nhiều ngày trở về bờ neo đậu tránh trú bão, và áp thấp nhiệt đới, những ngày này bà con ngư dân Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai đã vươn khơi đánh bắt hải sản, nhiều tàu thuyền trúng đậm “lộc biển” đem lại thu nhập cao.

 

bien-33.jpg

Nhiều tàu đánh bắt xa bờ ở Vịnh Bắc Bộ đem về lượng lớn hải sản giá trị, trong đó có cá hố xuất khẩu. Ảnh Việt Hùng.

 

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) xuất bến ra biển khai thác hải sản. Rất may, do khai thác ở vùng lộng nên chỉ sau 1 đêm, tàu thuyền của ngư dân đã trở về bờ mang theo nhiều cá, mực các loại.

Một ngư dân chia sẻ: “Những ngày qua, bà con đánh bắt gặp may, mỗi một đêm đi đánh lưới mực về cho thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/thuyền. Ra khơi đánh bắt sau bão thường được mùa hơn ngày thường”. 

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) xuất bến ra biển khai thác hải sản. Do khai thác ở vùng lộng nên chỉ sau 1 đêm, tàu thuyền của ngư dân về bờ mang theo nhiều cá, mực các loại.

Một ngư dân chia sẻ: “Những ngày qua, bà con đánh bắt gặp may, mỗi một đêm đi đánh lưới mực về cho thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/thuyền. Ra khơi đánh bắt sau bão thường được mùa hơn ngày thường”. 

Riêng mực tươi, chưa qua cấp đông được thương lái thu mua nhiều nhất, giá cũng tăng cao so với trước, hiện mực nháy loại 1 giá 270.000 đồng/kg, loại nhỏ giá từ 170.000 – 250.000 đồng/kg (tùy loại).

Sau bão, bà con ngư dân ở xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) và xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai) cũng ra biển đánh ruốc. Ngoài dùng thuyền để khai thác, bà con ngư dân còn sử dụng những chiếc cào tre tự chế đi dọc mép biển để đánh ruốc. 

Thời điểm này đã vào mùa ruốc biển nên chỉ sau khoảng 3 – 4 giờ khai thác ở dọc bờ biển, ngư dân đã đánh bắt được từ 1 – 2 tạ, với giá 13.000 – 15.000 đồng/kg, thu nhập từ 1,5 – 2 triệu đồng.

Toàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai có hơn 2.000 phương tiện tàu thuyền, trong đó có khoảng gần 1.000 chiếc khai thác ven bờ. Trong những ngày qua, chủ yếu là tàu khai thác ven bờ mang về nhiều loại hải sản phong phú, có giá trị cao như tôm, ghẹ, mực, cá...

Hà Tĩnh: Ngư dân Song Yên vui như hội vì trúng cá chim vàng

Sau gần 1 tháng “nằm bờ” tránh bão, những ngày qua, ngư dân tổ dân phố Song Yên (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), đã có những chuyến đi biển đầy may mắn, khi liên tục trúng luồng cá chim vàng.

 

loc-9.jpg
Ngư dân Trần Văn Na (ngoài cùng bên phải) với niềm vui đi biển sau hơn 1 tháng nằm bờ.

 

Sau nhiều ngày vắng vẻ, bãi biển Song Yên lại tấp nập tiếng tàu về bến, tiếng người bán mua… Chị Trần Thị Thanh, một tiểu thương chuyên thu mua cá ở đây cho biết: “Lâu lắm rồi chúng tôi mới lại được sống trong không khí vui vẻ như thế này. 2 ngày nay, các tàu đánh cá ở đây, tàu ít, tàu nhiều đều đánh được cá chim vàng và ghẹ xanh”.

“Với giá 200.000 đồng/kg cá, 300.000 đồng/kg ghẹ, tàu ít được chừng 1 triệu, tàu nhiều thì 5 - 6 triệu đồng. Không chỉ ngư dân phấn khởi mà tiểu thương như chúng tôi cũng vui” - chị Thanh cho biết thêm”.

Nhanh tay gỡ cá khỏi lưới, gương mặt ngư dân Trần Văn Na như tan hết nỗi mệt nhọc sau 1 đêm dài lênh đênh trên biển. Đây cũng là lần thứ 2 tàu của ông nhổ neo sau hơn một tháng nằm bờ.

Ông Na bộc bạch: “Hai ngày nay, thuyền của tôi liên tục đánh được từ 20kg - 25 kg cá chim vàng và chừng 5kg ghẹ xanh, bán tại thuyền mỗi chuyến tôi cũng thu được dăm bảy triệu.

Mùa bão, chúng tôi cũng xác định là phải chấp nhận thất thu, nay tranh thủ trời yên biển lặng, đi biển được chuyến nào hay chuyến ấy. Mong rằng, trong những ngày tới, đội thuyền của tổ dân phố chúng tôi lại tiếp tục gặp may mắn như 2 ngày qua”.

Những luồng cá chim vàng là “lộc biển” trong những ngày đầu tháng 11 dành cho ngư dân Song Yên. Cá chim vàng thuộc họ cá chim, thịt ngon và bổ, giàu omega - 3, nhiều protein có lợi cho sức khỏe, được coi là đặc sản hàng đầu trong các loài cá biển (chim, thu, nụ, đé hoặc chim, thu, bù, ngứa) nên được thị trường ưa chuộng.

Chị Trần Hoài Thanh (TP. Hà Tĩnh) cho biết: “Cá chim nhất là cá chim vàng đánh bắt ở biển là thực phẩm ưa chuộng của gia đình tôi. Cá có thể chế biến được rất nhiều món ngon như: Sốt cà chua, kho xổi, nấu canh chua… và là thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ.

Được tin ngư dân Song Yên trúng đậm cá chim vàng, tôi đã xuống tận nơi để mua, phần để cho gia đình dùng, phần gửi ra Hà Nội làm quà cho người thân”.

Đội tàu của tổ dân phố Song Yên có 60 tàu đánh cá với trọng tải 24 CV. Năm nay bão nhiều nên trong tháng 10, không tàu nào đi biển. Mỗi chuyến đi biển của ngư dân bắt đầu từ 3h sáng và cập bến lúc 10h sáng.

Đon được thời tiết thuận lợi nên mấy ngày trước các chủ tàu đã sửa sang lại máy móc, chuẩn bị ngư cụ để nhổ neo.

Ngư dân Trần Xuân Bảo phấn khởi chia sẻ: “Lâu lắm rồi, những tấm lưới của tôi mới được giăng ra đón cá, lâu lắm rồi khoang tàu của tôi mới lại có cá về.

Đánh được cá trong những ngày này không chỉ bán được giá mà vợ tôi còn không phải vất vả “chạy chợ”. “Đói” hải sản lâu nên có bao nhiêu, tiểu thương họ thu mua tại thuyền hết”.

Phấn khởi vì thu nhập tiền triệu mỗi đêm, các ngư dân Song Yên lại cần mẫn sửa soạn ngư cụ để tiếp tục ra khơi khi thời tiết vẫn còn thuận lợi.

Quảng Bình: Tìm biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tại Cảng cá Nhật Lệ        

“Tìm mọi giải pháp, cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh”, đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ đối với các doanh nghiệp tại Cảng cá Nhật Lệ (TP. Đồng Hới). 

 

hau-n-ca-191.jpg

 Bí thư Tỉnh uỷ Vũ Đại Thắng kiểm tra thiệt hại của doanh nghiệp tại cảng cá Nhật Lệ.

        

Trong đợt mưa lũ vừa qua, Thành phố Đồng Hới đã bị thiệt hại nặng nề, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cảng cá Nhật Lệ.

Theo thống kê sơ bộ, thiệt hại ước tính của 5 doanh nghiệp lớn trong khu vực cảng cá là khoảng 30 tỷ đồng. Bên cạnh thiệt hại về tài sản, việc các doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động, đã và đang ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của hàng trăm người lao động.

Sau khi kiểm tra thực tế hệ thống kho bãi và những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã lắng nghe ý kiến của đại diện các doanh nghiệp.

Theo đó, trong bối cảnh khó khăn chung của toàn tỉnh, để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định tình hình, khôi phục sản xuất kinh doanh, bà con mong muốn tỉnh và các ban, ngành quan tâm thực hiện các giải pháp khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, giảm thuế và chi phí thuê mặt bằng.

Bên cạnh đó, tỉnh cần thông báo mốc thời gian cụ thể đối với kế hoạch di dời cảng cá để bà con chủ động trong việc khắc phục thiệt hại, đầu tư khôi phục sản xuất nhằm tránh lãng phí và triển khai việc di dời thuận lợi.

Đại diện UBND tỉnh và các sở, ngành, thành phố Đồng Hới đã chia sẻ với bà con về những thiệt hại do mưa lũ thời gian qua, đồng thời nêu lên một số giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới để đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng chia sẻ với những khó khăn của các doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh, những thiệt hại của các doanh nghiệp không chỉ về tài sản, kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của nhiều lao động.

Ghi nhận những những ý kiến, đề xuất của đại diện các doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành, TP. Đồng Hới cần nhanh chóng tìm mọi giải pháp, cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần đáp ứng nhu cầu của ngư dân và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

Các cơ quan liên quan khẩn trương vào cuộc, nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, giảm chi phí thuê mặt bằng, quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Các địa phương, đơn vị liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thống kê, đánh giá, xác nhận thiệt hại kịp thời để có cơ sở vận dụng các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.

Về phía tỉnh, sẽ ban hành Nghị quyết khắc phục hậu quả mưa lũ với các nội dung kịp thời và thiết thực nhằm đồng hành, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn.

Yên Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top