Hiện, cả nước đã có khá nhiều vườn ươm cây giống mắc ca đạt chuẩn. Song, vườn ươm của Dương Gia Kon Tum đã được người tiêu dùng bình chọn đẹp nhất nước.
Anh Dương Văn Ngọc, Phó giám đốc Công ty CP Dương Gia Kon Tum (khối 1, thị trấn Đắk Tô, tỉnh Kon Tum), cho biết, vườn ươm cây giống của Công ty có diện tích 7,5ha.
Trong đó, có trên 600.000 cây thực sinh, gieo ươm từ tháng 9/2020 đến nay, hiện chuẩn bị ghép chồi. Theo đó, cây đủ tiêu chuẩn có đường kính gốc 0,8cm trở lên, chiều cao 40 -60cm; hom ghép được chọn lọc từ cây đầu dòng có năng suất, chất lượng cao; được Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông cấp giấy chứng nhận. Hạt giống gieo ươm cây thực sinh lấy tại vườn ươm của Công ty và các hộ dân trên địa bàn.
Đặc biệt, ưu tiên hạt thực sinh là giống của các dòng cây như: H2, 695, OC, là những cây có bộ rễ khoẻ, sức chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện, cây ghép tại vườn của Công ty có 6 dòng: QN, A38, 246, 800, 816, 849 đã đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.
Được biết, theo đăng ký của các phòng nông nghiệp, hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn Kon Tum, nhu cầu năm 2021 khoảng 200.000 cây giống, chủ yếu để phủ xanh đất trống đồi trọc. Song, cây giống của Công ty mới đáp ứng được khoảng 180.000 cây
Dự kiến, từ tháng 5 – 9 dương lịch, sẽ xuất bán hết, giá theo chỉ đạo của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, 60.000 đồng/cây.
Để cây giống tốt đến được người tiêu dùng trên địa bàn Kon Tum, trong 5 tháng đầu năm 2021, Công ty CP Dương Gia Kon Tum đã tổ chức được 2 hội thảo cấp huyện; 45 hội thảo cấp xã, cho khoảng 2.500 hộ dân.
Bà con đa phần là đồng bào các dân tộc Kinh, Ba Na, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Rơ Ngao (trong đó, đồng bào DTTS chiếm 50%). Khi chưa có cây mắc ca, bà con chủ yếu trồng khoai mỳ, cây bời lời…
Theo đó, tranh thủ thời tiết mát mẻ những tháng đầu năm, bà con trồng được khoảng 10.000 cây. Dự kiến, đến mùa cao điểm, vào tháng 6-7, sẽ xuất vườn khoảng 100.000 cây nữa, cho riêng khu vực Kon Tum.
Công nhân đang đóng bầu cây giống
“Ngoài việc phục vụ cho bà con Tây Nguyên, Công ty còn xuất bán tại khu vực Tây Bắc và miền Trung khoảng 500.000 cây giống/năm. Từ thực tế trên, năm 2021, Công ty tiếp tục ươm khoảng 800.000 cây giống thực sinh để gối đầu, kịp phục vụ nhu cầu cây giống đến năm 2025.
Tuy nhiên, để người dân thay đổi thói quen canh tác, chuyển sang cây trồng còn nhiều mới mẻ này, và đạt được thành quả như ngày nay, chính là nhờ tâm huyết, nỗ lực rất lớn của toàn Công ty.
Nhất là cán bộ, nhân viên đã băng rừng, lội suối, đi đến tận cùng các bản làng xa xôi, hẻo lánh, vừa tuyên truyền bằng hình ảnh, vừa cầm tay chỉ việc cho bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cây mắc ca và những ưu điểm vượt trội của nó, so với cây mỳ, bời lời”, anh Ngọc cho biết thêm.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.