Cây mắc ca trồng ở khu vực Đông Bắc chưa nhiều, nhưng do mạnh dạn thử nghiệm, nhiều hộ dân ở đây đã có những vườn cây trĩu quả.
Bà Đàm Thị Bư, thôn Bó Mịn, xã Tân Việt, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) cho biết, gia đình bà có 6,5 ha mắc ca trên 5 năm tuổi, với 10 loại giống như: QN1, 788, 816, 849, A38, A16… trồng xen nhau để tăng thụ phấn chéo…
Bà Bư trong vườn mắc ca trĩu quả của gia đình
Song, thực tế, mắc ca là hoa lưỡng tính, không cần thụ phấn chéo; việc trồng xen chỉ để cải tạo giống, không có tác dụng trực tiếp cho quả. Mặt khác, mỗi chùm hoa chỉ cần đậu 1 trái, thì cây mắc ca đó cũng đã đạt hàng tạ quả/cây.
Ngoài ra, cách trồng trên còn có nhược điểm: quả chín không đồng đều do nhiều giống khác nhau, nên phải thu hái nhiều đợt, gây khó khăn, vất vả khi thu hoạch.
Hoặc, mỗi giống mắc ca lại có vỏ dày, vỏ mỏng khác nhau, điều này dẫn đến bất cập khi sấy khô, do hạt vỏ mỏng đã chín (hoặc cháy), trong khi hạt vỏ dày chưa chín tới.
Tuy nhiên, do được chăm sóc tốt, đất đai phù hợp, nên mắc ca của gia đình bà Bư đang trĩu quả trên đồi. Dự kiến, cuối tháng 8 dương lịch năm 2020 sẽ thu hoạch.
“Theo đó, năm 2019 là năm mắc ca bắt đầu cho trái ổn định, nên chỉ thu được 3 tấn hạt. Cây càng lâu năm càng sai quả, dự kiến năm 2020 sẽ thu 5 – 6 tấn hạt. Giá hạt khô vẫn giữ nguyên như năm 2019, khoảng 90.000 đồng/kg tại vườn” – bà Bư cho biết thêm.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.