Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, cán cân thương mại thâm hụt của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến 15/8, nhập siêu đã lên đến 3,88 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu tháng 8 đạt 24,1 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm 5,31 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 7/2021.
Nhập siêu tiếp tục tăng mạnh, lên tới 3,88 tỷ USD (Ảnh minh họa: KT)
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 399,27 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 275,82 tỷ USD, tăng 32,3% (tương ứng tăng tới 67,31 tỷ USD); doanh nghiệp trong nước là 123,45 tỷ USD, tăng 21,1% (tương ứng tăng 21,52 tỷ USD).
Nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thâm hụt 1,36 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/8, nước ta nhập siêu 3,88 tỷ USD.
Liên quan đến diễn biến đáng chú ý về xuất khẩu trong 15 ngày đầu tháng, tổng kim ngạch đạt 11,37 tỷ USD, giảm 24,2% (tương ứng giảm 3,63 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 7/2021.
Các mặt hàng chủ lực giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 782 triệu USD, tương ứng giảm 25,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 524 triệu USD, tương ứng giảm 24,5%; hàng dệt may giảm 321 triệu USD, tương ứng giảm 21,9%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 266 triệu USD, tương ứng giảm 41,6%...
Tính đến hết 15/8, xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 197,7 tỷ USD, tăng 23,3% tương ứng tăng 37,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Về nhập khẩu, nửa đầu tháng 8 đạt 12,73 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 1,68 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2021.
Các nhóm hàng giảm mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 217 triệu USD, tương ứng giảm 10,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 209 triệu USD, tương ứng giảm 6,3%; ngô giảm 161 triệu USD, tương ứng giảm 81%...
Tính đến hết 15/8, nhập khẩu của cả nước đạt 201,58 tỷ USD, tăng 34,3% (tương ứng tăng 51,53 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.