Càng cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, không khí ở làng khô cá biển tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng càng trở nên nhộn nhịp.
Là một trong những địa phương có nhiều cơ sở sản xuất khô lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng, vì vậy, càng cận tết, không khí ở làng khô biển thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề càng trở nên nhộn nhịp, từ công việc chế biến cho đến thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, các cơ sở, hộ gia đình chuyên sản xuất cá khô nổi tiếng ở thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề đang vào mùa cao điểm cung ứng sản phẩm cá khô ra thị trường phục vụ Tết Nguyên đán.
Ông Lê Văn Dũng, chủ cửa hàng khô Dũng Phượng, người đã có gần 20 năm gắn bó với nghề chế biến, kinh doanh khô cá biển tại đây chia sẻ, càng cận tết, cơ sở của ông càng nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách. Hằng năm, có 3 tấn hàng, nhưng năm khoảng 4 tấn, chủ lực gồm mực khô, cá đuối hắc cấy, đuôi ó xanh, hai dao, cá kèo, tôm khô, cá lóc... Hiện đã có hơn nửa lượng hàng cơ sở dự trữ được khách hàng đặt mua.
Nghề làm khô gắn liền với nghề nuôi và đánh bắt, khi sản lượng khai thác tăng thì các mặt hàng khô càng trở nên đa dạng hơn để phục vụ cho người tiêu dùng. Theo nhiều người, năm nay khô cá biển tiếp tục phong phú về chủng loại để phục vụ khách thu mua. Chị Lê Thị Bích, chủ cơ sở chế biến, kinh doanh mặt hàng khô khác cho biết thêm: Mực với tôm khô ở đây là tiêu thụ nhiều nhất, khách mua để làm quà tặng tết.
Vùng chuyên làm khô ở thị trấn Trần Đề hình thành từ vài chục năm trước, đến nay với hơn 20 hộ tự chế biến, sản xuất và kinh doanh, hiện đã trở thành địa phương nổi tiếng với nhiều loại cá khô như cá dứa, cá khoai, cá mặn, cá khoai xẻ, tép xẻ, cá rún, đuối hắc cấy, đuối ha dao, đuối ó xanh, mực các loại...
Hầu hết những sản phẩm khô ở Trần Đề đều được làm thủ công và phơi ực tiếp dưới ánh nắng. Ngoài ra, để giữ uy tín trên thị trường, các hộ tại đây luôn chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các công đoạn, từ việc chế biến đến phơi khô nhằm cung cấp cho thị trường những mặt hàng khô chất lượng với giá cả phải chăng, vì vậy luôn được khách hàng đánh giá cao và chọn làm quà biếu tết cho người thân, bạn bè.
Chị Tô Thị Lập, quê ở tỉnh Thanh Hóa, sinh sống tại thị trấn Trần Đề hơn 20 năm nay cho biết: “Chất lượng khô ở đây đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy mình hay mua về quê rồi gửi cả đi nước ngoài”./.
Thạch Hồng/VOV
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.