TX. Sông Cầu là thủ phủ nuôi tôm hùm của tỉnh Phú Yên. Hiện nay, tuy đang vào vụ thu hoạch nhưng thay vì cảnh nhộn nhịp mua bán như mọi năm, người dân nơi này đang chật vật tìm đầu ra cho tôm hùm.
Hiện, tôm hùm bông trên thị trường có giá từ 650.000 - 860.000 đồng/kg tuỳ loại, còn tôm hùm xanh còn khoảng 520.000 - 600.000 đồng/kg. Điều đáng buồn là mặc dù giá này đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước nhưng người mua rất thưa thớt, lượng thu mua lại nhỏ giọt.
Chị Lê Thị Hiệp, người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh (TX. Sông Cầu) cho biết: Chưa khi nào giá tôm hùm giảm mạnh như hiện tại. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tôm không xuất được sang Trung Quốc nên thương lái không mặn mà thu mua. Với giá như hiện tại, nếu ai mua lẻ vài chục ký, chúng tôi cũng bán, biết là lỗ nhưng cũng đành bấm bụng bán. Bởi nếu cố giữ lại thì hàng ngày mất hơn 5 triệu đồng thức ăn cho tôm, lúc đó càng lỗ nặng hơn. Vụ tôm năm nay, nếu bán được hết, gia đình ước vẫn thua lỗ cả tỷ đồng, tiền vay ngân hàng không biết lấy gì mà trả.
Bà Võ Thị Trâm, chủ một đại lý chuyên thu mua tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc chia sẻ, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức mua hải sản giảm mạnh trong khi nguồn hàng dồi dào. Cung vượt cầu nên rớt giá là điều dễ hiểu. Và tôm hùm cũng không ngoại lệ. Thời gian gần đây, việc xuất khẩu bị gián đoạn, khách du lịch giảm mạnh khiến lượng tôm hùm tồn đọng còn nhiều. Nhiều người nuôi tìm cách bán tôm hùm ở thị trường trong nước với giá rẻ để vớt vát lại vốn liếng, tuy nhiên, cách này cũng không hiệu quả là bao. Những ngày trước, một ngày tôi có thể xuất bán được vài tấn kg tôm hùm nhưng nay thì không xuất được nên dừng thu mua tôm hùm, chỉ thu mua các mặt hàng hải sản khác như ghẹ, tôm, mực… tiêu thụ trong nước.
Trước đây, tôm hùm Sông Cầu chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Tại thị trường nội địa cũng chỉ xuất sang các tỉnh, thành phát triển du lịch để phục vụ cho du khách nước ngoài, chứ người Việt Nam ăn không đáng kể. Nhưng hiện tại, ngành du lịch đang ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nên tôm hùm không thể tiêu thụ được, người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
“Dịch bệnh khiến khách du lịch giảm mạnh, các phương tiện cũng hạn chế lưu thông nên tôm hùm tồn đọng nhiều. Chính vì vậy, tôm hùm đang có giá rất rẻ. Trước đây, tôm không có nhiều nên khách phải đặt từ 10kg trở lên tôi mới gửi xe vào Sài Gòn. Bây giờ tôm nhiều, khó tiêu thụ hơn trước nên khách đặt 1kg tôi cũng gửi cho họ”, bà Nguyễn Thị Kim Liên, người thu mua tôm hùm ở xã Xuân Phương (TX. Sông Cầu) nói.
Theo những người nuôi tôm hùm, với giá cả như hiện nay, họ đã lỗ hơn một nửa tiền đầu tư ban đầu nhưng nếu không bán, cố giữ chờ giá thì có thể thiệt hại nặng hơn. Bởi, nếu không xuất bán bây giờ, đến mùa mưa lũ, nước ngọt tràn về gây tổn thất cho người nuôi tôm còn nhiều hơn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.