Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2018 | 10:57

Quản lý nông - lâm - thủy sản đã tốt hơn?

Giữa lúc người dân lo lắng về chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông - lâm - thủy sản thì ngành nông nghiệp lại đánh giá rất lạc quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa công bố bảng xếp hạng 63 tỉnh - thành về công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản năm 2017 với kết quả các địa phương đều "đạt yêu cầu" trở lên. Cụ thể, có 13 tỉnh - thành được xếp vào nhóm "triển khai tốt", 50 tỉnh - thành xếp vào nhóm "đạt yêu cầu", không có địa phương nào "triển khai còn hạn chế" như đánh giá xếp hạng năm 2016 hoặc "cần rút kinh nghiệm" như năm 2015.

Quản lý nông - lâm - thủy sản đã tốt hơn? - Ảnh 1.

Kinh doanh nông sản tại chợ đầu mối Thủ Đức (TP. HCM)

Trong nhóm các tỉnh xếp vào nhóm triển khai tốt công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản, Trà Vinh dẫn đầu với 87,5/100 điểm, các địa phương tiếp theo là Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Sơn La, Quảng Bình, Đồng Nai, Lai Châu, Bình Phước, Quảng Ninh (có điểm từ 81,5 đến 87/100). Đáng chú ý là trường hợp TP Cần Thơ từ vị trí cuối bảng năm 2016 đã vọt lên đứng thứ 2 trong năm 2017. TP. HCM từ nhóm "tốt" năm 2016 đã rớt xuống nhóm "đạt yêu cầu" năm 2017 dù tháng 3-2017, TP. HCM thành lập Ban Quản lý ATTP để thống nhất đầu mối trong quản lý ATTP.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ, trước đây, Cần Thơ luôn ở tốp 10 về công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản nhưng năm 2016 do gửi báo cáo cho hội đồng thẩm định trễ và không đầy đủ nên bị điểm thấp. Năm 2017, TP đã rút kinh nghiệm, gửi báo cáo đầy đủ nên có thứ hạng cao.

Đây là bảng xếp hạng hằng năm do Bộ NN-PTNT thực hiện với nguyên tắc phản ánh trung thực, khách quan, hiệu quả triển khai công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản. Kết quả xếp hạng năm 2017 được tính cho giai đoạn từ ngày 1-12-2016 đến 30-11-2017, áp dụng cho tất cả tỉnh - thành trong triển khai công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT. Nội dung đánh giá, xếp hạng là khối lượng, chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến triển khai công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản theo phân công, phân cấp cũng như hiệu quả, tác động thực tế của công tác quản lý. Có tổng cộng 16 tiêu chí đánh giá, trong đó nhóm các tiêu chí về công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP chiếm tỉ lệ cao nhất với 60 điểm. 

 

Tiếp tục đấu tranh, xử lý

Trao đổi với báo chí xung quanh công tác quản lý ATTP nông - lâm - thủy sản tại TP HCM mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng không vì những trường hợp cá biệt mà đánh giá thực phẩm hay nông sản thực phẩm hiện nay đang mất an toàn. "Hai năm 2016-2017, Bộ NN-PTNT triển khai 2 năm cao điểm hành động vì ATTP, Quốc hội chuyên đề giám sát tối cao, Chính phủ cũng có những chỉ đạo quyết liệt nên thực phẩm của chúng ta an toàn hơn rất nhiều. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn với nông sản thực phẩm. Thời gian qua, chúng ta tổ chức giám sát theo chuỗi, tăng cường thanh - kiểm tra đột xuất với sự tham gia của lực lượng công an, phát hiện vi phạm nhiều hơn không có nghĩa là thực phẩm bẩn, mất an toàn nhiều hơn. Tuy vậy, chúng ta không chủ quan, cần tiếp tục đấu tranh xử lý vì nhiều đối tượng chạy theo lợi nhuận cố tình vi phạm" - ông Tám nhấn mạnh.

 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top