Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 9 năm 2021 | 14:31

Quảng Ngãi sẽ trồng mới khoảng 251.000 cây xanh ở các khu vực đô thị

Thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh “giai đoạn từ năm 2021-2025, tỉnh Quảng Ngãi sẽ trồng khoảng 251.090 cây ở các khu vực đô thị, trên diện tích quy hoạch 251,09ha.

Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, thời gian vừa qua, Quảng Ngãi đã trồng khoảng 480ha cây xanh tại các khu vực đô thị. Công tác trồng cây xanh tại khu công nghiệp, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, được các chủ đầu tư quan tâm thực hiện. 
Quảng Ngãi sẽ trồng mới khoảng 251.000 cây xanh ở các khu vực đô thị
Quảng Ngãi sẽ trồng mới khoảng 251.000 cây xanh ở các khu vực đô thị

 

Ngoài việc triển khai trồng cây xanh theo các dự án, hàng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán, các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Ngãi phát động ra quân thực hiện “Tết trồng cây”.
 
Tuy nhiên, Quảng Ngãi là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của bão lụt khiến số lượng cây xanh ngã đổ, hư hỏng nhiều, phát sinh chi phí phải trồng thay thế cây mới nên ảnh hưởng đến chất lượng của công viên, cây xanh trên địa bàn.
 
Địa phương chưa thể tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống cây xanh đồng bộ theo quy hoạch, chưa tạo được điểm nhấn về cảnh quan đô thị. Cơ sở hạ tầng tại các đô thị hiện hữu trên địa bàn tỉnh còn hạn chế nhất định do việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trước đây chưa đồng bộ với hệ thống cây xanh, làm không gian sống của hệ rễ cây xanh bị thu hẹp; rễ cây bị xâm hại khi triển khai thi công công trình đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh, về lâu dài làm cây xanh dễ ngã đổ khi có mưa gió lớn.
 
Qua rà soát, diện tích đất, không gian cho phát triển cây xanh trong các quy hoạch xây dựng đô thị giai đoạn từ năm 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được quy hoạch khoảng 251ha, tương đương 251.090 cây, bình quân trồng 50.218 cây/năm.
 
Hàng năm, nhân dịp Tết Âm lịch các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Ngãi phát động ra quân thực hiện “Tết trồng cây”.
Hàng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán, các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Ngãi phát động ra quân thực hiện “Tết trồng cây”.

 

Công tác trồng cây xanh phân kỳ theo năm, năm 2021 sẽ trồng khoảng 18.830 cây, năm 2022 tiếp tục trồng mới 43.090 cây, đến năm 2023 sẽ trồng 53.190 cây, năm 2024 trồng khoảng 74.665 cây và đến năm 2025 là 61.315 cây.
 
Loại cây được chọn trồng phù hợp với cảnh quan và điều kiện sinh thái, ưu tiên chọn các loài cây: bàng, phượng vĩ, muồng ngủ, muông hoa đào, hồng, long não, ngọc lan, dã hương, móng bò trắng, móng bò tím, mai vàng, dừa, cau lùn, hoa giấy, phi lao, xác máu, huỳnh đàn (Sưa), lát hoa, giỏi xanh, dầu rái, sao đen,...
 
Địa điểm được quy hoạch để trồng cây gồm vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác.
 
Kế hoạch trồng cây xanh đô thị và khu công nghiệp theo từng năm và giai đoạn 2021-2025 theo kết quả rà soát, diện tích đất, không gian cho phát triển cây xanh xanh là hợp với mục tiêu của Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và điều kiện thực tế của tỉnh Quảng Ngãi.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top