Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2021 | 18:39

Sau 46 năm ngày giải phóng, Đà Nẵng kỳ vọng những bước tiến bứt phá

Ngày 29/3, người dân thành phố biển Đà Nẵng hân hoan kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng quê hương. Dịp này, thành phố đón nhiều tin vui.

Cách đây 46 năm, lá cờ Quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta đã tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại: Thành phố Đà Nẵng đã được hoàn toàn giải phóng.
 
da-nang-khong-to-chuc-le-ky-niem-45-nam-ngay-giai-phong.jpg   (Ảnh: internet).
 
Chiến công giải phóng Đà Nẵng là bản anh hùng ca tuyệt vời về lòng yêu nước, đức hy sinh, tinh thần quả cảm, ý chí cách mạng của quân và dân Đà Nẵng; chính nhân dân Đà Nẵng anh hùng đã làm nên chiến công vẻ vang đó. Đây là kết quả của cuộc tiến công thần tốc, dũng mãnh, táo bạo, khôn khéo của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, phối hợp với sự nổi dậy mạnh mẽ, đều khắp của các tầng lớp nhân dân. Vào những ngày này 46 năm trước, nhận thức được thời cơ lớn đã đến và trách nhiệm của mình, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân Đà Nẵng đã nhất tề đứng lên, hàng vạn quần chúng nổi dậy bao vây, đập tan căn cứ quân sự hải - lục - không quân khổng lồ của Mỹ - Ngụy.
 
Với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, trực tiếp là Đặc Khu ủy Quảng Đà, cùng với tinh thần quật khởi và chủ động nổi dậy của nhân dân Đà Nẵng với muôn nghìn hành động gan dạ, thông minh, đã góp phần làm tê liệt sức chống cự của địch, tiến đến làm chủ toàn thành phố, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất đổ máu, hỗn loạn và sự kiện Giải phóng Đà Nẵng ngày 29/3/1975 đã trở thành chiến công to lớn, vẻ vang và trọn vẹn tuyệt vời.
 
du-khach-den-da-nang-do-mat-tim-cho-choi-dem.jpg   (Ảnh: internet). 

 

Đúng dịp kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng, thành phố Đà Nẵng đón nhận tin vui khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu, lập Đề án xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm tài chính khu vực. Những chủ trương này được kỳ vọng sẽ đưa Đà Nẵng vươn lên tầm cao mới.
 
Suốt 3 năm qua, thành phố Đà Nẵng đã kiên trì xây dựng và trình các cấp thẩm quyền Dự án cảng Liên Chiểu. Mục tiêu của Dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.
 
Giai đoạn đầu đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5 triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô TP Đà Nẵng; tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng và trong khu vực.
  
 
Quy mô dự án gồm các hạng mục chính như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 - 8.000 TEU. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 3.400 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ dự án gần 3000 tỷ đồng; phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng.
 
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá quyết định chuyển Tiên Sa trở thành cảng du lịch, xây dựng cảng Liên Chiểu thành cảng hàng hóa là đúng. Đây là dự án quan trọng, dự án động lực không chỉ riêng của Đà Nẵng mà của cả vùng.
 
cầu-rồng-11.jpg   (Ảnh: internet).
Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định, xây dựng thành phố Đà Nẵng thành Trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại và tài chính. Cùng với cảng Liên Chiểu, Khu Công viên phần mềm số 2, Khu Công nghệ cao đang được khẩn trương xây dựng, Trung tâm tài chính được kỳ vọng sẽ đưa Đà Nẵng phát triển thành trung tâm kinh tế lớn ở khu vực Đông Nam Á.
 
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cho biết: "Quyết định chủ trương xây dựng bến cảng Liên Chiểu cũng như chủ trương cho phép xây dựng Đề án Trung tâm tài chính có ý nghĩa rất lớn, tạo nền tảng quan trọng để Đà Nẵng tiếp tục thực hiện vai trò động lực, dẫn dắt khu vực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế xã hội như mục tiêu Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đã đặt ra".
 
Để triển khai các dự án động lực, trọng điểm tạo bước ngoặt cho Đà Nẵng chuyển mình mạnh mẽ trong tương lai, hiện nay thành phố đã sẵn sàng các thủ tục triển khai theo quy định. Thành phố cũng sẽ tăng cường chất lượng quản lý đất đai, phát triển xây dựng đô thị theo đúng tinh thần Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 
 
Võ Khánh
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top