Làng mộc Nhị Khê có nghề làm hạt bằng gỗ tận dụng, tạo nên nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị, nhưng dịch Covid -19 đã làm chững lại tất cả
Anh Nguyễn Đình Khánh thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, Thường Tín (Hà Nội) cho biết, gia đình anh chuyên làm chiếu gỗ, đệm ghế, khoác ghế ôtô; vòng tay, vòng chân, hạt xoàn bằng các loại gỗ đầu mẩu tận dụng, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay gặp khó khăn trong việc tiêu thụ do dịch Covid-19.
Vợ anh Khánh đang tiện gỗ hương để làm chiếu
Hàng hóa được làm từ gỗ đầu mẩu gồm nhiều loại, từ bình dân đến đắt tiền như: gỗ trắc, mun, gụ, hương… thu mua về từ Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), huyện Thường Tín (Hà Nội) và nhiều địa phương quanh vùng.
Khi chưa có dịch Covid-19, mỗi ngày xuất sang Trung Quốc 40 – 50 cái đệm ghế ô tô, vài chục cái chiếu. Giá cả tuỳ loại, nếu là chiếu gỗ hương 2,5 triệu đồng/chiếc, gỗ trắc 4 triệu đồng/chiếc; nếu gia đình không có đủ thì đi thu gom từ bạn bè.
Song, từ đầu năm 2020 đến nay, làng nghề ngày càng im ắng dần, do không xuất được hàng sang Trung Quốc, tiêu thụ trong nước cũng giảm mạnh.
“Nếu như trước đây phải thuê 4-5 nhân công, trả lương 4-5 triệu đồng người/tháng, thì nay chỉ còn 2 vợ chồng làm cầm cự, ai đặt hàng thì làm, không thì nghỉ” - anh Khánh cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.