Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 11 năm 2018 | 11:59

Tin NN Tây Bắc: Yên Bái quảng bá bưởi Đại Minh

Sở Công thương tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND xã Đại Minh vừa khai mạc Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình lần thứ nhất năm 2018.

buoi-dai-minh.jpg

Vùng bưởi Đại Minh hiện nay có diện tích trên 150ha đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó có 20ha của 100 hộ dân đã đăng ký tham gia chương trình VietGAP và 15 vườn bưởi kiểu mẫu.

Hội chợ giới thiệu quảng bá sản phẩm bưởi Đại Minh là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình xúc tiến thương mại năm 2018 của tỉnh nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm đặc sản bưởi Đại Minh đến với thị trường trong và ngoài tỉnh. 

Đồng thời, qua đây thu hút các nhà đầu tư thúc đẩy liên kết, từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, giữ vững và phát triển thương hiệu bưởi Đại Minh, tăng thu nhập cho người dân vùng bưởi.

Hội chợ sẽ được tổ chức trong thời gian 7 ngày, từ ngày 23-29/11.

Bắc Hà trồng 80ha cây dược liệu trong vụ Đông 2018

Vụ Đông năm 2018, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trồng 80 ha cây dược liệu trên địa bàn 7 xã: Na Hối, Bản Già, Lùng Cải, Thải Giàng Phố, Lầu Thí Ngài, Tả Văn Chư, Lùng Phình.

 

cay-duoc-lieu.jpg

Trong đó, dự án phát triển cây dược liệu 40 ha; mô hình nhân rộng 3,5 ha; nhân dân và các doanh nghiệp 36,5 ha, gồm: Atiso (13 ha), đương quy (43,5 ha), cát cánh (20 ha), đan sâm, đẳng sâm, bạch truật, bạch chỉ (3,5 ha).

Hiện, chủ đầu tư và người dân, doanh nghiệp đã tập trung làm đất, gieo trồng các loại cây dược liệu, đảm bảo khung thời vụ, đồng thời cung ứng ni lông để phủ luống, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Cụ thể, người dân và các doanh nghiệp đã trồng được 11 ha cây atiso, 10 ha cây đương quy, 7 ha cây cát cánh. Diện tích còn lại, người dân và các doanh nghiệp đang tập trung làm đất, phấn đấu hoàn thành gieo trồng vào trung tuần tháng 12/2018.

Vụ Đông năm 2017, huyện Bắc Hà trồng 50 ha cây dược liệu, trong đó dự án phát triển cây dược liệu 24,3 ha; mô hình nhân rộng 4,5 ha; người dân và các doanh nghiệp 21,2ha.

Lê Lợi: Đưa cây dứa Queen vào sản xuất hàng hóa

 

dua-queen.jpg

Thực hiện chủ trương của tỉnh về việc hỗ trợ địa phương phát triển các mô hình mới thay thế cây trồng truyền thống trên đất dốc cho năng suất thấp, giúp bà con tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, huyện Nậm Nhùn đã hỗ trợ xã Lê Lợi (Nậm Nhùn – Lai Châu) chuyển đổi các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó có dứa Queen.

Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở xã Lê Lợi phù hợp với cây dứa Queen, huyện vận động và hỗ trợ Nhân dân đưa vào trồng trên đất trồng lúa, ngô đã cằn cỗi.

Theo ông Lường Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, diện tích có thể trồng dứa Queen của xã qua khảo sát khoảng 300ha. Sau khi tham quan, khảo sát mô hình của Hợp tác xã Na Sang, tỉnh Điện Biên, chúng tôi nhận thấy điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây khá tương đồng với địa phương. Đặc biệt là so với trồng lúa, ngô thì cây dứa cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Vì thế xã lập dự án đề xuất và được huyện phê duyệt. Trước mắt, xã triển khai trồng thí điểm trên điện tích 14ha đất đồi với sự tham gia của 159 hộ dân tại 8 bản: Chang, Chiềng Lè, Pá Cuổi, Nậm Na, Lai Hà, Huổi Sáng, Bản Chợ, Phiêng Ban. Sau khi thu hoạch, đánh giá hiệu quả để tiếp tục nhân rộng khoảng 100ha trong toàn xã, hướng đến xây dựng vùng trọng điểm trồng dứa của huyện. 

Hiện nay, 14ha Dứa Queen được triển khai trồng xong tại xã Lê Lợi, tỷ lệ cây sống đạt gần 100%; dự kiến sau 1 năm trồng cây bắt đầu cho thu hoạch. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,6 tỷ đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 1 tỷ đồng còn lại người dân đối ứng). Nhà nước hỗ trợ 100% giống, phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kỹ thuật năm thứ nhất; Nhân dân đóng góp phân bón các năm tiếp theo và công lao động chăm sóc. Dứa Queen có đặc tính không kén đất, cây có hệ số nhân giống cao (trung bình từ 4-6 chồi/cây), thịt quả giòn, có màu sắc vàng và hương vị thơm ngon.

Năm 2025, Hòa Bình phát triển 24 chủng loại cây dược liệu

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuât nông nghiệp của tỉnh. Từng bước xây dựng được các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, lâu dài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

 

hoa-binh.jpg

Theo đó, đến năm 2025, quy hoạch phát triển 24 chủng loài cây dược liệu có thế mạnh của tỉnh, bảo tồn được 70% tổng số loài dược liệu đặc trưng của Hòa Bình trên cơ sở khai thác các điều kiện của các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và rừng tự nhiên. Tổng diện tích quy hoạch đạt 2.815 ha, sản lượng đạt khoảng 14 - 20 nghìn tấn/năm. Trong đó: Chuyển đổi 1.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 1.815 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch. Đến năm 2030, quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 17.000 ha, sản lượng đạt khoảng 56 - 80 nghìn tấn/năm.

Chuyển đổi 5.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 12.000 ha đất rừng kết họp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phâm, từng bước tạo đâu ra ôn định trên thị trường. Trên 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tê Thê giới (GACP- WHO).

Quy hoạch cây dược liệu được của tỉnh được thực hiện từ năm 2017 với dự toán phê duyệt là 813.696.000 đồng từ vốn sự nghiệp kinh tế, ngân sách tỉnh. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối họp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo sản xuất cây dược liệu hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.

Chà Nưa khắc phục thiệt hại hoa màu sau thiên tai

Là xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt lũ hồi đầu tháng 9 vừa qua, với hàng chục héc ta lúa bị thiệt hại. Sau khi cơn lũ đi qua, Ðảng ủy, UBND xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ - Điện Biên Phủ) đã vận động nông dân cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ổn định sản xuất. Ðến nay, hàng chục héc ta lúa bị lũ cuốn trôi đã được người dân trồng thay thế bằng các giống ngô, lạc.

 

cha-nua.jpg

Theo thống kê của UBND xã, tổng thiệt hại đợt mưa lũ gây ra trên địa bàn là hơn 1,3 tỷ đồng. Trong đó, nhiều công trình thủy lợi, kênh mương bị tàn phá, hàng chục con gia súc, hàng trăm con gia cầm bị chết; hơn 43ha ruộng, lúa nương đang trong thời kỳ trổ bông cũng bị vùi lấp, ngập úng…

Ông Tao Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Chà Nưa, cho biết: Khi thiên tai qua đi, UBND xã đã vận động nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất. Với những diện tích lúa bị đất, cát vùi lấp, không thể khôi phục, xã đã hướng dẫn người dân cải tạo đất, trồng thay thế bằng các giống lạc và ngô. Ðến thời điểm này, diện tích ngô và lạc đang phát triển rất tốt.

Ngoài vận động người dân khắc phục diện tích lúa bị ảnh hưởng bằng việc trồng thay thế các loại hoa màu, UBND xã cũng đã lập tờ trình đề nghị UBND huyện phân bổ kinh phí hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn xã với tổng số tiền trên 250 triệu đồng, giúp bà con yên tâm lao động, sản xuất, ổn định đời sống.

 

 

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top