Từ ngày 01 - 03/8, UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ III năm 2019, với chủ đề “Tỏa sáng Ngọc Linh”. Lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh cũng như giá trị thật sự của cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam là sản phẩm Quốc gia.
Tại Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ III, năm 2019, UBND huyện tổ chức Phiên chợ Sâm Ngọc Linh lần thứ 23, với số lượng trên 60 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các sản phẩm làm ra từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh, nhất là những sản phẩm đặc trưng của huyện Nam Trà My như: Sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu. Trong đó có: 03 gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh do 34 hộ trồng sâm tại 15 chốt có sản phẩm sâm củ của xã Trà Linh; có 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: Sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu; có 15 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh, Quế, dược liệu; 10 xã trên địa bàn huyện tham gia và một gian hàng trung tâm trưng bày sản phẩm làm từ sâm Ngọc Linh, quế Trà My và cây dược liệu (trên 30 sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu).
Ngoài ra, còn có các gian hàng trưng bày, quảng bá, mua bán các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Nam, do huyện Tiên Phước, Bắc Trà My và huyện Nam Trà My trưng bày, buôn bán.
Trong những ngày diễn ra Phiên chợ có trên 2.500 lượt người đến tham quan, mua sắm, với doanh thu thống kê được khoảng 10,5 tỷ đồng, trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh bán được khoảng 110kg, thu về gần 10 tỷ đồng (tại phiên chợ có bán 1 cây sâm nặng 0,7kg, với giá 530 triệu đồng, và 10 củ sâm có giá từ 200 triệu đến 300 triệu đồng).
Trong những ngày diễn ra Lễ hội, tại phiên chợ đã tổ chức Hội thi sâm Ngọc Linh lần thứ III năm 2019; Cuộc thi có 03 xã tham gia (Trà Nam, Trà Cang, Trà Linh) với số lượng chốt trồng sâm là 16 chốt/41 hộ tham gia; số lượng sản phẩm sâm Ngọc Linh tham gia là 362 cây. Kết quả thi đã chấm chọn và trao 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 04 giải khuyến khích cho mỗi loại tuổi sâm. Qua đây, đã tạo điều kiện cho các hộ trồng sâm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp tạo giống, trồng, chăm sóc và phát triển cây sâm để có thu hoạch tốt nhất.
Biểu tượng cây sâm Ngọc Linh được rước từ khu di tích Nước Là (đường Tây Tak Pỏ) về nơi tổ chức Lễ. Tại buổi lễ này đã tái dựng lại hình ảnh cúng thần sâm, đây là một nét văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Xêđăng trên dãy núi Ngọc Linh. Buổi Lễ đã thu hút được đông đảo người dân và du khách đến để tham gia.
Trong chuỗi các sự kiện của Lễ hội, UBND huyện tổ chức phát động cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, ca khúc, ảnh nghệ thuật về cây sâm Ngọc Linh, vùng đất, văn hóa, con người huyện Nam Trà My. Qua cuộc thi đã có 60 tác giả tham gia, với 214 tác phẩm các loại (07 tác phẩm văn học; 200 ảnh nghệ thuật; 07 ca khúc). Sau thời gian chấm chọn, các tác phẩm dự thi có chất lượng cao đã được trao giải và lựa chọn, đem trưng bày 50 bức ảnh về hình ảnh cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu; 40 bức ảnh phản ánh đời sống văn hóa, con ngưởi và cảnh sắc thiên nhiên huyện Nam Trà My dưới góc nhìn nghệ thuật của các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên trên cả nước.
Tại Lễ hội lần này, Ban Tổ chức còn tổ chức các trò chơi dân gian, đã thu hút hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên, cán bộ công chức, nhân dân trên địa bàn huyện tham gia và hơn 1000 lượt khách cùng tham gia trải nghiệm các trò chơi với sự tò mò và đầy thú vị như: giả gạo truyền thống, bắn nỏ, đi cà kheo, nhảy vòng, săn thú, đốt lửa trại và múa cồng chiêng, nấu cơm lam, nướng thịt ống, kéo co ngược, nhảy bao bố, thi làm đồ lưu niệm, sản phẩm du lịch, thi dân vũ, khiêu vũ,...
Xuyên suốt 03 ngày của Lễ hội đã có hơn 16.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm và tham gia các hoạt động tại Lễ hội, trong đó có khoảng 6.000 lượt khách ngoại tỉnh và khách quốc tế.
Đồng thời tại Lễ hội lần này đã có hơn 50 đoàn khách du lịch ước tính khoảng 2000 lượt khách đã đến tham quan vườn sâm giống Tak Ngo và các điểm du lịch khác như: suối Đôi, thác 5 Tầng, thác Tây Du Ký, vườn tre khổng lồ, vườn quế cố thụ, thác Trà Vân,…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ghi nhận thành quả mà huyện Thọ Xuân đã đạt được trong việc thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.
Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.