Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 8 năm 2018 | 13:5

Trang trại hữu cơ khép kín ở chân núi Vua Bà

Từ bỏ vị trí lãnh đạo nhân sự tại một ngân hàng lớn, bà Trương Kim Hoa bắt tay xây dựng trang trại ngay chân núi Vua Bà thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì.

dsc_9870.JPG
Bà Trương Kim Hoa cùng công nhân bắt sâu hại rau.

Hiện, trang trại Hoa Viên là một trong 4 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), hoạt động khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.

Quy trình khép kín

Trong một lần đến thăm trang trại của bà Trương Kim Hoa, chúng tôi thật ngỡ ngàng bởi diện tích lên đến 10ha ngay chân núi Vua Bà thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là nơi bà Hoa dành hết tâm sức và nguồn lực tài chính để xây dựng trang trại nuôi, trồng thực phẩm sạch cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.

Bà Hoa cho biết, nguồn đất nơi đây là vùng đất nguyên sinh, tinh khiết, chưa từng bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm. Nước sinh hoạt và sử dụng để tưới cho rau được bà dẫn về từ nguồn nước mạch ở núi Vua Bà, qua xét nghiệm, đây là nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn quy định, độ tinh khiết cao.

Năm 2006, bà bắt đầu nuôi lợn với mong muốn cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho người dân và các nhà hàng đặc sản. Lợn tại trang trại được nuôi theo quy trình chăn nuôi khép kín, sử dụng thức ăn bằng thảo dược có nhiều vitamin; phân lợn dùng để nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng và làm xốp đất để trồng rau hữu cơ, cỏ VA06... và hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp, chất tạo nạc và chất kích thức tăng trưởng. Trong trường hợp lợn bệnh, trang trại sử dụng các loại cây thuốc Nam tự nhiên như gừng, tỏi, mía dò, khổ sâm, cỏ mần trầu, cỏ nhọ nồi, lá cây hoàn ngọc,… để điều trị. Với quy trình nuôi tự nhiên, khép kín, chất lượng thịt lợn Hoa Viên luôn thơm, ngọt, săn chắc, khác hẳn với các loại thịt thông thường.

Nước thải vệ sinh chăn nuôi, chuồng trại được xử lý bằng hầm biogas. Chất thải rắn của lợn được sử dụng để nuôi giun quế. Thịt giun quế dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn rừng; còn phân giun quế được dùng để trồng rau hữu cơ. Đây chính là cơ sở nền tảng để phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Trang trại Hoa Viên.

Bà Hoa cho biết, 100% phân bón cho rau được sử dụng từ nguồn phân hữu cơ đã được ủ mục, phân giun quế và phân vi sinh trích ly từ lên men ngâm ủ đậu tương.

Dùng thiên địch diệt sâu bệnh

Tại khu vườn sản xuất rau sạch tại trang trại Hoa Viên, chúng tôi nhìn thấy nhiều ống nhựa đựng nước và những tấm bảng được bọc bằng túi bao tải dứa có bôi keo để dùng dụ bắt bướm mà không hề nhìn thấy bao bì của bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Đem thắc mắc hỏi tại sao không dùng các loại biện pháp diệt trừ sâu bệnh khác cho rau mà lại sử dụng biện pháp thủ công truyền thống như thế này, bà Hoa cho biết: “Đây là vùng đất nguyên sinh chưa bị ô nhiễm, để bảo đảm cho trang trại được tồn tại, phát triển, bản thân tôi suy nghĩ là phải gìn giữ bằng được môi trường ở đây để phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, làm giàu và tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

 

dsc_9881.JPG

Chính vì vậy, trước khi bắt đầu trồng rau sạch, chúng tôi chủ động để cho thảm thực vật ở đây được phát triển một cách tự nhiên, các loài động vật và côn trùng được tự do phát triển, thậm chí chúng tôi còn nuôi thêm cóc, thằn lằn, kỳ nhông, chim sâu để bắt sâu bướm gây hại. Chúng tôi sử dụng chính các loại côn trùng là thiên địch của nhau để loại trừ những loại côn trùng phá hoại. Chúng tôi chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học theo kinh nghiệm dân gian như gừng, ớt, tỏi, giềng… để diệt sâu bọ phá hoại rau, củ, quả.

Ngoài ra, chúng tôi còn chủ động bắt giết sâu bọ, khống chế sâu bệnh ngay từ khi mới phát sinh, ngắt các ổ trứng, ngắt lá bị bệnh hại để mang đi tiêu hủy”.

Bà Hoa cũng cho hay, chính vì không sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho trồng trọt và được chăm sóc theo đúng các quy trình sản xuất rau hữu cơ nên thời gian sinh trưởng của rau, củ, quả lâu hơn so với các loại rau, củ, quả khác trên thị trường được chăm bón bằng các loại chất kích thích. Tuy nhiên, đổi lại, các loại rau, củ, quả được chăm sóc, trồng trọt tại đây có chất lượng, hương vị thơm ngon tự nhiên và giàu chất dinh dưỡng hơn so với các loại rau khác.

Cần sự hỗ trợ hơn nữa

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, cho biết: Hỗ trợ trang trại Hoa Viên thực hiện trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ, Chi cục đã cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, giảm sự phát sinh gây hại của sâu, bệnh. Cụ thể như: Kỹ thuật che vòm nylon, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục và đậu tương làm phân bón; hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng bẫy bả, các chế phẩm sinh học như: Bả chua ngọt phòng trừ sâu khoang, bẫy dính côn trùng, chất dẫn dụ ruồi đục quả, chế phẩm làm từ tỏi, gừng, ớt và rượu. Chi cục giao Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thất cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên làm công tác hướng dẫn, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại để chủ động biện pháp phòng trừ. Chi cục còn phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng  tuyên truyền tới người tiêu dùng Thủ đô về sản phẩm rau, thịt hữu cơ của trang trại Hoa Viên

Bà Hoa cho biết, được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội mà trực tiếp là Chi cục BVTV, trang trại Hoa Viên tiến hành trồng rau hữu cơ trên diện tích 5.000m2, từ năm 2013. Từ đó đến nay, diện tích rau hữu cơ tăng dần lên với nhiều chủng rau, ngoài các loại rau thông thường, trang trại nghiên cứu trồng và phát triển các giống rau rừng, rau đặc sản như: Rau sắng (ngót rừng), rau Bò Khai (dạ hiến), rau mỏ, rau sau sau, rau dền chua đỏ, rau dớn, rau báng (báng)..., tất cả đều mang thương hiệu “Rau sạch đại ngàn”.

Hiện tại, trang trại Hoa Viên với thương hiệu “Rau sạch đại ngàn” đã được cấp chứng nhận hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn IFOAM (Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế - Norms for Organic Prodution. Mã số chứng nhận: VICAS052 - PRO - 0005).

Là một trong những đơn vị tại Hà Nội tiên phong trồng rau hữu cơ, bà Hoa cho biết, doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ khi lượng rau hữu cơ chưa được nhiều và thiếu ổn định. Nguyên nhân chủ yếu do người tiêu dùng không mặn mà vì chưa biết đến những lợi ích mà sản phẩm hữu cơ mang lại. Trong khi đó, người kinh doanh đại đa số đều cho rằng kinh doanh rau hữu cơ không có lãi, độ rủi ro lớn vì giá thành cao. Đặc biệt, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh rau tại Hà Nội quá cao nên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của thành phố.

Bà mong muốn nhận được sự hỗ trợ thêm nữa của chính quyền và các ban ngành để có thể đầu tư, phát triển trang trại  nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.

 

 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top