Vị Xuyên phát triển các sản phẩm OCOP, thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình OCOP. Đến nay, đã góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao.
Sau 3 năm, bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đồng thuận của các doanh nghiệp trên địa bàn, UBND huyệN Vị Xuyên đã thực hiện triển khai xây dựng chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) bước đầu đã đạt được những thành quả, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao.
Được xem là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, đến nay, HTX khởi nghiệp Hữu Nghị đã có 2 sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao; 4 sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, trong đó có những sản phẩm tiêu biểu rất được ưa chuộng trên thị trường như: Hồng trà cổ đại, phổ nhĩ trà, dầu ăn Thảo quả… Để xây dựng thương hiệu sản phẩm, đơn vị luôn sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, cùng với đó nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Trần Quý Bình, đại diện HTX khởi nghiệp Hữu Nghị cho biết, HTX hoạt động năm 2020, với 8 thành viên. Các sản phẩm đều là nông sản từ chè và Thảo quả, được sản xuất sạch, an toàn theo đúng quy trình. Năm 2020, HTX đăng ký 10 mã sản phẩm dự thi Chương trình OCOP cấp tỉnh và hiện nay có 6 sản phẩm đạt chất lượng OCOP.
HTX Thanh niên sản xuất và thương mại nông nghiệp Việt Lâm, thôn Chung, xã Việt Lâm (Vị Xuyên) của đoàn viên Hà Ngọc Châm với 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao (sản phẩm Phong vân trà hộp thiếc 100g, Trà lam hoa Nhài gói 100g), sản lượng 3 tấn/tháng đã mang lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng Nông thôn mới của huyện và tỉnh.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đồng thuận của các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh đã mang lại những bước tiến đáng kể cả về quy mô và giá trị sản xuất hàng hóa. Toàn huyện có 25 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 23 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 4 sao.
Dự kiến trong năm 2022, huyện sẽ đăng ký thêm 14 sản phẩm, nâng hạng sao 3 sản phẩm. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của huyện đã và đang có những bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì đảm bảo các điều kiện về nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và được khách hàng đánh giá cao, lựa chọn tin dùng.
Để tạo động lực và cơ hội cho sản phẩm OCOP phát triển, Ban Chỉ đạo OCOP huyện Vị Xuyên đã tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo niềm tin, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP trong lòng người tiêu dùng. Đặc biệt, các sản phẩm tham gia chương trình OCOP được truy xuất nguồn gốc thông qua quét mã QR ứng dụng trên điện thoại di động, đảm bảo công khai thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng hiểu rõ về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP để OCOP trở thành một thương hiệu, hình ảnh và niềm tin của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Việc công nhận sản phẩm OCOP góp phần thay đổi tư duy, cách làm trong sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ cho đến xây dựng nhãn mác hàng hóa, thương hiệu sản phẩm của chính quyền, người nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để đạt được sản phẩm OCOP các sản phẩm tham dự phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đạt sản phẩm OCOP như: An toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tạo công ăn việc làm cho địa phương, bảo vệ môi trường, bao bì, nhãn mã, tiềm năng xuất khẩu, khả năng thương mại hóa, nguồn nguyên liệu lấy tại địa phương,...
Thời gian tới, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng các tin bài, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác nhằm thay đổi nhận thức của người dân về nâng cao chất lượng các sản phẩm. Tiếp tục thực hiện tư vấn phát triển sản phẩm đối với các chủ thể đăng kí tham gia Chương trình OCOP năm 2022. Kết nối quảng bá, tiêu thụ sản phẩm để đưa sản phẩm của địa phương đến với những khách hàng tiềm năng, giúp tăng giá trị sản phẩm.
Nhằm ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan sẽ tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V - năm 2024 vào ngày 3/10.
Ngày 19/9, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thuộc thẩm quyền.
Sau 3 năm triển khai thực hiện “Dự án Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở Thanh Hóa” (gọi tắt là Dự án), đã thu hút được phần lớn người dân tham gia vào các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý 2/2024 đạt 6,93%, tính chung nửa đầu năm nay GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước.