Hà Giang đã quy hoạch vùng trồng cam ổn định ở 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên với 2 loại, cam sành và cam Vinh. Hiện, một số đơn vị đã đưa cam vào siêu thị Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hà Giang có 9.000ha cây có múi. Theo đó, có 2 loại cam chủ lực là cam sành (chiếm 70%) và cam Vinh, bưởi các loại (30%). Hiện, cam Vinh đã vào vụ thu hoạch; cam sành chín vào dịp Tết, dự kiến, tháng 11 âm lịch trở đi bắt đầu xuất bán.
Ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội Cam sành Hà Giang, cho biết, ông có 1,5ha cam Vinh, ở xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, trồng cách đây 3- 4 năm, theo tiêu chuẩn VietGAP. Đầu ra chủ yếu được bán cho các siêu thị ở Hà Nội, nhiều nhất là Siêu thị Đức Thành (Hà Đông). Số còn lại, thương lái chuyển đi bán lẻ trong Thành phố, và các địa phương khu vực phía Bắc.
Trồng cam VietGAP như gia đình của ông Lân có 34 hộ (94,1ha cam Vinh). Từ đầu mùa đến nay, đã đạt khoảng 30 tấn, với giá ổn định cung cấp cho siêu thị 12.000 -15.000 đồng/kg; thương lái đến lấy tại vườn 8.000 - 12.000 đồng/kg. Nhiều năm qua, giá cam Vinh luôn ở mức ổn định, giá đầu vụ thậm chí còn rẻ hơn cuối vụ, Tết năm ngoái có lúc lên đến 20.000 đồng/kg. Do vậy, người trồng cam Vinh luôn có thu nhập cao.
Thương lái thu mua cam tại vườn.
“Hiện, Hà Giang có gần 200 hộ đã có cam Vinh cho thu hoạch, qua khảo sát cho thấy, chất lượng cam tốt nhất nằm ở 2 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang. Hàng năm, cứ đầu vụ thu hoạch, các hội viên trong Hiệp hội lại họp bàn để thống nhất giá bán (toàn Hiệp hội có trên 3.700 hội viên)”, ông Lân chia sẻ.
Cam sành Hà Giang bắt đầu vào vụ thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài đến Tết Nguyên đán. Giá khởi điểm khoảng 15.000 – 18.000 đồng/kg tại vườn.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.