Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2016 | 1:46

Vụ sắn 2016: Tây Nguyên lâm cảnh “hai mất”

Nông dân Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch sắn năm 2016. Tuy nhiên, niên vụ sắn năm nay, người dân nơi đây lại một lần nữa phải chịu cảnh “hai mất”.

Nhiều nông dân tại Tây Nguyên đau đầu vì sắn mất mùa, mất giá.

Do phải chịu tác động của cơn đại hạn nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm qua, năng suất sắn ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông… giảm 35-40% so với niên vụ trước.

Huyện Ea Súp là địa phương có diện tích sắn lớn nhất tỉnh Đắk Lắk với  5.615ha. Những năm trước, 1ha sắn cho khoảng 30 tấn củ tươi, nhưng năm nay chỉ đạt 16-17 tấn/ha, cá biệt có nơi chỉ còn 10-11 tấn/ha.

Chị Lê Thị Duyên (xã Ea Lê, huyện Ea Súp) cho biết: “Năm nay vợ chồng tôi thuê đất trồng được 1ha sắn, những năm trước tôi thu được khoảng 31 tấn củ tươi, nhưng năm nay, năng suất giảm mạnh, may ra thì đạt 17 tấn. Sắn là cây trồng thích nghi với điều kiện bán khô hạn, nhưng năm nay Tây Nguyên hạn nặng quá nên cây sắn bị ảnh hưởng lớn”.

Không chỉ năng suất, sản lượng sắn giảm mạnh mà giá bán cũng chẳng mấy khả quan. Nếu như đầu vụ, giá sắn tươi giao động ở mức 1.200 - 1.500 đồng/kg thì đến thời điểm thu hoạch chỉ còn 600 - 700 đồng/kg.

Ông Lê Bá Hùng (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) cho biết: “Giá đã xuống thấp lại còn bán rất khó, gia đình nào có rẫy gần đường giao thông thì còn dễ bán, chứ cách xa đường giao thông thì thương lái trả rất thấp. Tôi quyết định làm sắt lát phơi khô, chờ giá nhích lên chứ bán giá này không đủ tiền thuê nhân công”.

Chị Bùi Thị Liên (xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) tâm sự: “Năm nay giá sắn thấp quá, người bán nhiều hơn người mua nên sắn tươi bán khó lắm, hầu hết bà con phải thái lát, phơi khô. Riêng tôi trồng tới 1ha sắn nhưng mới bán tại vườn được 1 tấn sắn tươi”.

Sắn mất mùa, mất giá không chỉ gây thiệt hại cho nông dân mà ngay cả thương lái cũng gặp nhiều trở ngại. Bà Lê Thị Vân, chủ đại lý thu mua sắn tại xã Ea Wen (huyện Buôn Đôn) chia sẻ: “Trước đây, việc nhập sắn cho các công ty khá dễ, đưa sắn đến bao nhiêu nhận bấy nhiêu, nhưng thời điểm này họ chọn lựa, phân loại kỹ càng hơn, nhiều khi đưa đến họ còn không muốn mua nữa. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cao, nếu không có mối quen nhận hàng thì không biết bán cho ai… Không chỉ vậy, hiện nay, thị trường đầu ra của hầu hết các đơn vị sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn đang rất chậm, kéo theo công suất hoạt động của các nhà máy giảm mạnh”.

Sắn là loại cây ngắn ngày, có thể canh tác trên các địa hình dốc, tầng canh tác mỏng. Sắn cũng là cây không đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với trình độ canh tác của các hộ đồng bào dân tộc. Sản phẩm thu hoạch có thị trường đầu ra đa dạng, với củ tươi được bán cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, sắn lát dùng cho xuất khẩu hoặc các nhà máy thức ăn chăn nuôi, các nhà máy chế biến cồn… Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế, chính sách có liên quan đến quản lý sản xuất, chế biến, xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập. Sản xuất sắn còn mang tính tự phát, chủ yếu do hộ gia đình chạy theo nhu cầu của thị trường và từ đó chuyển đổi rừng, nương rẫy cũ và diện tích các loại cây trồng khác sang trồng sắn. Nhà nước chưa có quy hoạch cụ thể cho ngành sắn, trong đó có quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu nên dẫn đến tình trạng phát triển tự phát như hiện nay. Và hậu quả, nông dân lãnh đủ.

Bá Thăng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top