Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020 | 14:41

Xoay chuyển tình thế, DN giàu lên giữa thời Covid-19

Dịch Covid-19 bùng nổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp  (DN) có nhiều sáng tạo mới, xoay chuyển tình thế và bắt nhịp thị trường, tìm kiếm cơ hội giàu lên ngay giữa biển khó khăn bao trùm.

 

tr19.jpg
Khẩu trang của ShoeX bán lẻ với mức giá 99.000 đồngchiếc trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: ShoeX.

 

Sản xuất khẩu trang từ... cà phê

Starup thương hiệu ShoeX, năm 2019, từng gây bất ngờ cho mọi người khi ra mắt dòng sản phẩm mới - giày thể thao làm từ bã cà phê. Và mới đây, ShoeX tiếp tục mang đến một bất ngờ đầy thú vị khác khi giới thiệu ra thị trường sản phẩm AirX – Khẩu trang cà phê đầu tiên trên thế giới, được làm hoàn toàn từ cà phê Việt Nam.

Theo anh Lê Thanh, người sáng lập ShoeX, AirX không chỉ là một cố gắng để ứng phó đại dịch Covid-19 mà còn là giải pháp bền vững để giải cứu môi trường. Khẩu trang AirX sử dụng công nghệ kháng khuẩn kép 99,99% với 2 lớp bảo vệ. Lớp ngoài được dệt bằng sợi cà phê, sử dụng công nghệ PowerKnit, có thể giặt mỗi ngày. Bên trong là lớp màng lọc tự phân hủy sinh học, được sản xuất theo công nghệ kết hợp Nano bạc và cà phê. Mỗi chiếc màng lọc có thể sử dụng tối đa 30 ngày không cần giặt, với hiệu quả được chứng nhận tiêu chuẩn bởi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3). Điểm khác biệt của chiếc khẩu trang này chính là mùi hương cà phê tự nhiên tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người sử dụng.

Hiện sản phẩm đang được bán thông qua hình thức online tại website của Shoex.net. Ngoài ra, công ty cũng liên kết đưa sản phẩm bán trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee và qua kênh đại lý. Về chiến lược xuất khẩu, anh Thanh cho biết, đã nhận được đơn hàng đặt từ Mỹ, Singapore, Đức và châu Âu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhập khẩu của các quốc gia có khác nhau, nên hãng cần thời gian để xin các chứng chỉ.

“Ngược dòng” tìm cơ hội

Khi nhiều đơn vị kinh doanh đuối sức vì Covid-19 thì vẫn có những người lội ngược dòng, tìm thấy cơ hội, hướng đi phù hợp giữa lúc nguy nan. Khi khách hàng ngại tới nơi đông người, không ít DN nhanh chóng phát triển kênh bán hàng online.

Không chỉ công ty lớn, mà cả các tiểu thương tại nhiều chợ truyền thống có cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thời trang riêng trên Facebook cá nhân, Zalo… đều không quên kết thân với dịch vụ giao hàng. Nhiều DN đang chèo lái để vượt qua dịch Covid-19 bằng cách linh động chuyển đổi sản phẩm, đổi mới mô hình kinh doanh, kịp thời thích ứng các thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.

Ông Tô Văn Nhật, Tổng giám đốc Tập đoàn Amaccao, cho biết, DN đã thay đổi góc nhìn để tìm ra hướng đi mới trong phát triển thị trường. Trong bối cảnh dịch Covid-19, nguồn cung nước ngoài bị hạn chế, đây chính là cơ hội cho các sản phẩm của đơn vị khẳng định được tên tuổi cũng như chất lượng để chiếm lĩnh thị trường nội địa.

“DN đầu tư máy móc thiết bị và nhanh chóng chớp lấy cơ hội này, dần khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của mình, tạo được cái nếp, lối mòn giữa DN với khách hàng, đây là cách mà chúng tôi nhìn ra cơ hội để khẳng định vị thế. Khi đó, các DN nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ không có cơ hội để chen chân vào”, ông Nhật cho hay.

Tương tự, một số DN khởi nghiệp cũng đã mở rộng sản xuất, sáng tạo các sản phẩm phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay và khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ an toàn.

 

tr20.jpg
Một loạt máy đo thân nhiệt do Vingroup sắp sản xuất. Ảnh: Vingroup.

 

Chị Nguyễn Thị Ngọc Như, Công ty TNHH MTV mỹ phẩm thiên nhiên Ngọc Như (thương hiệu mỹ phẩm dừa 3NC) cho biết, với mục tiêu mở rộng mặt hàng kinh doanh thích ứng với thị trường trong mùa dịch bệnh, công ty chị đã sớm cho ra thị trường mặt hàng nước rửa tay kháng khuẩn. Trong tình hình dịch bệnh, kinh doanh mỹ phẩm gặp nhiều khó khăn, trường hợp đang đẩy mạnh phát triển hệ thống đại lý kinh doanh online như 3NC là cách cô chủ Ngọc Như duy trì hệ thống kinh doanh của mình.

Trong nguy có cơ

Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, hàng chục ngàn DN ngừng hoạt động trong quý I/2020, ông Hà Anh Tuấn, CEO Vinalink Digital cho rằng, DN phải chuyển đổi sản phẩm, tạo ra các sản phẩm theo “trend” (xu hướng), sáng tạo các sản phẩm phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay và khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ an toàn.

Đại diện Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans (Hàn Quốc) tại Việt Nam cho rằng, trong khủng hoảng do dịch Covid-19, hiện chúng ta đều mất mát, gần như không có ngành nghề nào hưởng lợi cả. Toàn bộ nền kinh tế đều chịu tổn thất, giống như chiếc pizza từ cỡ lớn giờ chỉ còn là cỡ trung bình hoặc nhỏ, mỗi miếng chúng ta ăn đều nhỏ đi. Theo đó, bây giờ, chúng ta khó mà làm giàu bằng cách ăn miếng to hơn của người khác.

Cơ hội ở đây chính là các startup tìm đến những lĩnh vực, công nghệ mà có thể đi thật nhanh và chắc chắn, đẩy toàn bộ “chiếc bánh” lớn hơn, dù chỉ chút xíu. Ứng dụng trực tuyến như Cisco Webex, Zoom... là ví dụ điển hình. Trong thời điểm, hầu hết chúng ta phải làm việc ở nhà thì những ứng dụng trực tuyến này trở thành giải pháp của các công ty, trường học, Chính phủ và cả những cá nhân bình thường. Ngoài ra, những ngành tập trung vào bài toán sống còn, cốt lõi sẽ không bao giờ lỗi thời, ví dụ như y tế, năng lượng, thực phẩm… Đây sẽ là cơ hội cho các startup mới và cả cũ.

Theo thông tin từ Forbes Việt Nam, các ngành có khả năng phát triển tích cực trong mùa dịch bệnh như: công nghệ tài chính, giáo dục trực tuyến, công nghệ sinh học, kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử, giao nhận thực phẩm, đồ ăn theo bữa, ứng dụng công nghệ thực hiện các phần mềm hợp tác, khám - chữa bệnh từ xa, công nghệ làm sạch… Đây có thể được xem là những gợi ý để DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp có hướng xoay chuyển trong tình thế khó khăn.

Điển hình như ứng dụng mua sắm thực phẩm trực tuyến FoodHub. FoodHub.vn là nền tảng kết nối người tiêu dùng và nhà cung cấp thực phẩm sạch (cửa hàng/siêu thị). Giúp người mua, người bán có thể tương tác (chat/gọi/đặt hàng/thanh toán) hoàn toàn trực tuyến và có thể có đủ tất cả các loại nhu yếu phẩm như tự mình đi chợ. Sản phẩm được cung cấp trên ứng dụng là các sản phẩm bản địa, được sản xuất bởi mạng lưới các trang trại và nhà sản xuất trong bán kính 60km xung quanh thành phố. Hiện ứng dụng đang được nhiều khách hàng quan tâm trong mùa dịch.

Xoay chuyển tình thế, mở hướng làm giàu

 

tr18.jpg
Tập đoàn Vingroup triển khai việc sản xuất máy thở.

 

Linh hoạt trong việc xoay chuyển tình thế có thể nhắc đến tiềm lực của Tập đoàn Vingroup. Cuối tháng 3, tập đoàn đã tập trung toàn bộ viện nghiên cứu của tập đoàn tìm kiếm các phương án sản xuất máy thở. Chỉ sau vài ngày, tập đoàn này công bố kế hoạch sản xuất máy thở không xâm nhập và máy thở xâm nhập tại Nhà máy ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Và cũng đúng thời điểm hãng sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe và y tế Medtronic của Mỹ cung cấp miễn phí toàn bộ thiết kế và hướng dẫn sản xuất máy thở Puritan Bennett 560 (PB 560), đặc biệt là mã nguồn phần mềm.

Vingroup cho biết, đã ký kết hợp đồng với Medtronic để sản xuất máy thở xâm nhập PB560 và nghiên cứu sản xuất máy thở không xâm nhập dựa trên thiết kế do Trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ.

Với lợi thế sẵn có từ công ty sản xuất ô tô và thiết bị điện tử, Vingroup tự tin có thể chế tạo đồng thời các chi tiết lớn, chi tiết cơ khí và các linh kiện khó và hiếm hàng ở thời điểm hiện tại như bo mạch điện tử. Tất nhiên, Vingroup không thể tự sản xuất 100% linh kiện của máy thở, đặc biệt là loại xâm nhập, vẫn có nhóm linh kiện phải mua trên thị trường. Máy thở xâm nhập là thiết bị rất phức tạp nhưng Vingroup rõ ràng có lý do để tự tin.

Không chỉ VinFast, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại châu Âu và Mỹ, nhiều nhà máy sản xuất xe hơi đã chuyển sang sản xuất vật dụng y tế, đặc biệt là các thiết bị tinh vi như máy thở, trong đó có những cái tên như Ford, General Motors (GM), Tesla, Toyota, Mercedes-Benz, Ferrari…

Vingroup đã có bệnh viện Vinmec từ năm 2012, chính thức tham gia ngành dược với VinFa từ tháng 4/2018. Với việc tận dụng được nguồn lực công nghệ cao, cơ sở hạ tầng của VinFast/VinSmart cùng với tinh thần sẵn sàng chia sẻ công nghệ các thiết bị y tế phục vụ cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ các thương hiệu hàng đầu như Medtronic, Vingroup có nhiều thuận lợi để tham gia vào lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế vốn giàu tiềm năng không kém ngành dược.

Rõ ràng đây cũng là cơ hội đối với Vingroup. Sau đại dịch, Vingroup có thể dựa vào bàn đạp này tham gia vào lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế dưới dạng gia công cho các thương hiệu khác như Medtronic hay tự phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng nhưng chí ít nếu thành công, tập đoàn này sẽ giải quyết được nhu cầu máy thở trong nước đề phòng dịch bệnh diễn biến xấu.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Covid-19 là thời điểm để các ngành chức năng, DN cùng có biện pháp dài hạn trong tương lai. Trong bối cảnh này, phải có sự năng động sáng tạo trong việc thay đổi, chuyển đổi nguồn cung thị trường, chu trình sản xuất, cách thức sản xuất… tự tìm kiếm các cơ hội mới và nâng tầm DN trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top