Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 7 năm 2022 | 20:45

Xuất - nhập khẩu đạt 371,32 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 6-2022 đạt 65,07 tỷ USD, tăng 2,4% tương ứng tăng 1,53 tỷ USD so với tháng trước.

Bên cạnh đó, tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất - nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 371,32 tỉ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,32 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Sau 6 tháng, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 743 triệu USD.

Tính trong 2 quý đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 743 triệu USD.

Tổng cục Hải quan thông tin, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng năm 2022 đạt 255,83 tỉ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 35,26 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, trong 6 tháng năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 239,45 tỉ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

 

ngành-xuất-nhập-khẩu-là-gì.jpg
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang dần khởi sắc trong những tháng cuối năm.

 

Tại các châu lục khác, trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam lần lượt là: châu Mỹ: 79,72 tỉ USD, tăng 20%; châu Âu: 39,07 tỉ USD, tăng 9,7%; châu Đại Dương: gần 9 tỉ USD, tăng 35,1% và châu Phi: 4,08 tỉ USD, giảm nhẹ 0,3% so với 6 tháng năm 2021. Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỉ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 27,46 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,12 tỉ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 4,08 tỉ USD; hàng dệt may tăng 3,19 tỉ USD;… so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6-2022 là 20,42 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 2 quý đầu năm 2022 đạt 119,93 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 16,1 tỷ USD) so với 2 quý đầu năm 2021, chiếm 64,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6-2022 đạt thặng dư 3,54 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 2 quý đầu năm 2022 lên mức thặng dư 15,97 tỷ USD.

Trong tháng 6-2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 32,84 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước. Quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng tăng 1,92 tỷ USD đến từ các nhóm hàng: Hàng dệt may tăng 415 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 337 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 314 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 266 triệu USD; giày dép tăng 253 triệu USD…

Tính trong 2 quý đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 27,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,12 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 4,08 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,74 tỷ USD; hàng dệt may tăng 3,19 tỷ USD; hàng thủy sản 1,58 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,4 tỷ USD… so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó có một số nhóm hàng tăng như: Than các loại tăng 405 triệu USD; dầu thô tăng 204 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 128 triệu USD... so với tháng trước.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top