Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 5 năm 2017 | 8:44

2017 là năm giảm phí cho doanh nghiệp

Song song với những kiến nghị, bức xúc của các doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, tỉnh, thành phố cũng chia sẻ những khó khăn và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Giảm đến 60% thủ tục hành chính

Thực hiện Nghị quyết 35, một năm qua, Hà Nội đã hiện thực hoá bằng nhiều hành động cụ thể như tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, rà soát các thủ tục hành chính. Có sở, ngành đã cắt giảm tới 60% thủ tục hành chính. Đăng ký thành lập qua mạng đạt trên 70%, tạo liên kết vùng, kết nối ngân hàng để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn... Chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ, công chức; sắp xếp các sở, ngành và doanh nghiệp công ích tránh sự trùng lắp, thu gọn đầu mối.

Nhờ đó, số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh chóng, vốn đăng ký ngoài ngân sách thu hút 432.000 tỷ đồng, cao nhất 5 năm qua; 22.636 doanh nghiệp thành lập mới. Từ đầu năm 2017 đến nay, vốn đăng ký trong nước đạt 33.300 tỷ đồng, chấp thuận vốn mua cổ phần của 394 dự án FDI tổng vốn đăng ký 709 triệu USD. Có 9.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 4 tháng đầu năm. Tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng của Hà Nội đạt 70%. 

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan: Mô hình càphê doanh nghiệp giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và chính quyền

Tôi nghĩ, trong năm qua, mặc dù còn nhiều việc chúng ta chưa hài lòng nhưng thấy được sự cố gắng của các bộ, ngành Trung ương trong cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên triển khai trung tâm hành chính công ở khu vực ĐBSCL nhằm minh bạch hóa các thủ tục với người dân, doanh nghiệp. Tới nay, đã giải quyết được 900 thủ tục hành chính của 19 sở, ngành. Trong 4 tháng vừa rồi, không để bất kỳ hồ sơ nào quá hạn theo quy định.

Đặc biệt, Đồng Tháp chú trọng những mô hình khởi nghiệp sáng tạo. Tôi tâm đắc nhất là mô hình “Càphê cùng doanh nghiệp, doanh nhân”. Đây cũng là vấn đề được doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đồng tình ủng hộ; là mô hình chuyển hóa tinh thần đồng hành và sáng tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hướng sâu xa của nó không phải là nơi để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mà chính là gỡ khó cho sự phát triển của chính địa phương.

Qua không gian như vậy, ý tưởng của doanh nghiệp có thể gợi mở cho kế hoạch hành động của chính quyền và ngược lại ý tưởng của chính quyền sẽ gợi mở cho doanh nghiệp để có được kế hoạch sản xuất, kinh doanh mới. Đây là quá trình truyền cảm hứng cho nhau, tạo niềm tin cho nhau vì sự phát triển của doanh nghiệp với mục đích: Thành tích của doanh nghiệp chính là thành tựu của địa phương. Lãnh đạo tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp cùng tạo ra một hệ sinh thái chung để khởi nghiệp, dưỡng nghiệp, để cùng hoạch định kế hoạch phát triển.

“Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện cho doanh nghiệp.

Tổng kết Hội nghị, Thủ tướng nhắc lại câu nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Chúng ta phải tự đổi mới, tự cải cách, tự phát triển trong xu thế, trong môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang đặt ra, là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển ở Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Các nhà đầu tư, doanh nghiệp hãy yên tâm rằng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ phải xây dựng và bảo đảm môi trường kinh doanh tốt, thân thiện với kinh doanh, có năng lực cạnh tranh cao; không chỉ có tự do kinh doanh, tự do sáng tạo mà còn an toàn với người đầu tư, kinh doanh, tài sản, vốn đầu tư; không chỉ chi phí giao dịch thấp mà còn rủi ro thấp; không chỉ độc quyền kinh doanh được kiểm soát mà còn chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả để bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng, hiệu quả; các nhà đầu tư, doanh nghiệp không chỉ được tôn trọng mà còn được vinh danh; môi trường kinh doanh có độ tin cậy cao, vững chắc để mọi người yên tâm đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35, kết quả bước đầu đáng được động viên, khích lệ với các tỉnh, các thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính phủ đã nhận diện được vấn đề này.

Những rào cản về thể chế chính sách, chưa giải quyết được các vấn đề còn mâu thuẫn trong các văn bản dưới luật, chính sách ban hành chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; về thuế, phí còn cao, không chỉ những chi phí liên quan đến thủ tục hành chính mà còn liên quan đến phí sử dụng công trình BOT, bến bãi, cảng biển, cầu đường..., đặc biệt chi phí không chính thức, phí bôi trơn, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng, vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản đã thỏa thuận rất nhiều nhưng chưa được xử lý triệt để tiếp cận tín dụng thực thi chính thức, giao dịch đảm bảo chưa tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp phát huy tài sản đảm bảo để thế chấp, tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Do đó, thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết 2 vấn đề then chốt sau:

Một là, tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật thông qua các việc làm cụ thể: Bảm đảm môi trường chính trị và vĩ mô ổn định, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật đó phải thực hiện hệ thống từ Trung ương đến địa phương, phải chuyển biến thực thi công vụ nghiêm túc, không được gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp. Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy ở các địa phương, Bộ trưởng phải lo trực tiếp công việc này, theo chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định.

Theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm một cách xuyên suốt, nhất quán trên nền tảng cải cách thể chế theo hướng cởi mở, thân thiện, trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế đóng góp và hưởng lợi một cách bình đẳng, công bằng từ những thành quả tăng trưởng thương mại. Như vậy, tôi xin khẳng định một lần nữa rằng mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không phân biệt công hay tư.

Hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba các dự án luật, trong đó có dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhanh chóng ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành; đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi quy định các loại thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, giảm thời gian và chi phí thực hiện…

Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định và thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp như chi phí thủ tục hành chính về thuế, hải quan, giấy phép, phí BOT, chi phí về logicstic… Đây là khoản đang đè nặng lên doanh nghiệp mà chúng ta phải nghiên cứu để giảm bớt cho doanh nghiệp. Có đồng chí đề nghị tôi năm nay đặt tên là “Năm giảm phí cho doanh nghiệp”.

Thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm các việc cụ thể: Xây dựng kiến tạo các yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế như cơ sở hạ tầng thông minh, phát triển hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ y tế, BHYT, BHXH và hệ thống phúc lợi xã hội đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, khoa học công nghệ, xây dựng các cơ chế khuyến khích liên kết ngành… Chính phủ phải kết hợp một cách tối ưu các nguồn lực và công cụ chính sách nhằm tạo những điều kiện cho kinh tế tư nhân, giảm thiểu chi phí, tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh và hội nhập quốc tế.

Tăng cường các lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trên nền tảng kỹ thuật số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.

Đồng thời đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam. Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên toàn cầu, nếu chúng ta không đưa ra vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục lạc hậu. Chúng ta nên tự tin chuyển sang tâm thế “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì, giá thành... là quan trọng với thị trường 100 triệu dân của Việt Nam. Bỏ qua thị trường này, chúng ta thất bại.

Đặc biệt, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị của Nhà nước và của doanh nghiệp để tương thích với yêu cầu phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay và xu hướng tương lai. Không cho phép những tồn tại yếu kém về năng lực quản trị kìm hãm sự năng động của nền kinh tế, tạo nên những trì trệ trong phát triển kinh tế và giải phóng nguồn lực xã hội.

Để giải quyết những vấn đề đó, cần có sự đồng lòng, đồng tâm của tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân của chúng ta đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với quyết tâm của hệ thống chính trị, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Từng công chức, từng viên chức trong bộ máy nhà nước phải thông hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, nghiêm túc thực hiện, luôn sẵn sàng đồng hành bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc; bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng bình minh đang đến đất nước ta, tôi tin tưởng các bạn, những doanh nghiệp sẽ đóng góp cho bình minh rực sáng trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Dương Thanh (ghi)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top