Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần đổi mới mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp, liên kết, giá trị gia tăng, sinh thái, đặc hữu; thích ứng hiệu quả với thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu; gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch.
Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần đổi mới mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp, liên kết, giá trị gia tăng, sinh thái, đặc hữu; thích ứng hiệu quả với thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu; gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch. Phát triển ngành lâm nghiệp hiện đại, hiệu quả cao, gắn với phát triển, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học...
Các địa phương Nam Trung bộ giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính một số sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của vùng. Ảnh: VGP.
Tiềm năng lớn
Với diện tích tự nhiên 95.860km2 (chiếm 28,9% diện tích cả nước), Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, đối ngoại và quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; các tỉnh đều có “rừng vàng, biển bạc”…
Vùng có tài nguyên độc đáo, hấp dẫn cho phát triển nhiều loại hình du lịch với phố cổ Hội An, Cố đô Huế, đền tháp Mỹ Sơn, hang động Phong Nha - Kẻ Bàng; các bãi biển Sơn Trà, Mỹ Khê, Non Nước, Cửa Đại, Nha Trang, biển Mũi Né…; các đảo Hòn Mun, Hòn Tre, Lý Sơn, Phú Quý…; hệ sinh thái đa dạng.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, cho biết, khu vực Nam Trung Bộ có lợi thế vừa có rừng, vừa có biển, cùng với đó có nền nhiệt độ cao. Do đó, việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng cũng như phát triển cây gia vị rất thích hợp.
Đối với tỉnh Phú Yên, ngoài lợi thế phát triển lĩnh vực thủy sản như khai thác cá ngừ và nuôi tôm hùm, theo ông Tùng, địa phương đang đi theo hướng phát triển cây dược liệu, kết hợp chế biến sâu để tăng thu nhập cho nông dân.
“Chúng tôi đang tham mưu cho tỉnh xây dựng phát triển cây cao lương sinh khối để liên kết với một tập đoàn của Nhật Bản; áp dụng khoa học công nghệ để tạo năng suất khoảng 100 tấn/ha. Bước đầu chúng tôi đang triển khai mô hình 35ha, nếu cây sinh trưởng và phát triển tốt, sẽ mở rộng vùng nguyên liệu và chế biến”, ông Tùng chia sẻ và cho biết thêm, địa phương đã chuẩn bị các khu ứng dụng cho tập đoàn này. Ngoài ra, tỉnh cũng tìm giải pháp giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa, liên kết với doanh nghiệp để xây dựng vùng lúa chất lúa chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.
Còn ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, cho biết, tỉnh đang định hướng phát triển cây dược liệu trồng nấm linh chi dưới tán rừng. Thời gian qua, Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm triển khai mô hình này; đồng thời lấy sản phẩm gửi sang Nhật Bản đánh giá chất lượng. Nếu phát triển được cây dược liệu, sẽ tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi Từ Văn Tám cho biết, Quảng Ngãi có lợi thế về đồi núi và nhiều hồ đập. Hiện nay, tỉnh có hướng phát triển mới, đó là phát triển nuôi trồng thủy sản trong các hồ.
“Năm qua, chúng tôi đã triển khai nuôi thủy sản tại một số hồ và trong năm nay sẽ tiếp tục đẩy mạnh vấn đề đó”, ông Tám nói.
Về rừng, hiện Quảng Ngãi chủ yếu trồng cây keo, tuy nhiên lâu nay chủ yếu xuất khẩu dăm gỗ. Do đó, để tăng giá trị từ rừng, tỉnh đã định hướng giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh xuất khẩu tinh. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi còn có lợi thế đối với cây quế Trà Bồng, địa phương đã phát triển đa dạng sản phẩm, tăng giá trị, chẳng hạn như tinh dầu quế…
Sản xuất gắn với du lịch
Tại Hội nghị Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương mạnh dạn làm nông nghiệp gắn với du lịch. Bộ trưởng cho rằng, tại Khánh Hòa, nên kích hoạt sản phẩm nông nghiệp bằng cách đưa các sản phẩm OCOP vào tất cả các nhà hàng, từ đó để du khách biết nhiều về sản phẩm hơn. Hay mỗi chuyến tàu ngư dân ra biển nên mở các tour kèm theo để du khách trải nghiệm kéo cá, chế biến hải sản trên biển…
“Đừng nghĩ làm nông nghiệp kết hợp với du lịch là những gì quá lớn, bây giờ không phải là dám nghĩ lớn mà phải là dám nghĩ nhỏ hay không?... Quan trọng chúng ta phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận.
Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức hai hội nghị ở khu vực này về rừng và thủy sản. Nói về những vấn đề liên quan đến sơ chế, mô hình nuôi trồng trên biển bắt nguồn từ đâu?”, ông Hoan nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho hay, khó có thể nâng cao được thu nhập cho người dân nếu chỉ có làm nông nghiệp thuần tuý. Theo thống kê của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, đóng góp trực tiếp của nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 17,8%, còn lại trên 8% là từ ngành khác.
Bởi vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng lợi thế của vùng phải xác định được những sản phẩm chủ lực. Ngoài ra, phải phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch.
Bởi du lịch là thế mạnh của vùng này - chiếm khoảng 5% GDP. Để phát triển kinh tế, vùng cần chú trọng đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tham quan cơ sở nuôi trồng rong nho. Ảnh: Minh Chiến.
Phát triển nuôi trồng hải sản gắn với du lịch sinh thái biển
Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26, nông nghiệp tiếp tục phát triển “theo hướng sinh thái, đặc hữu, có khả năng chống chịu cao với thời tiết cực doan, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu”. Chúng ta cần quán triệt “tư duy kinh tế nông nghiệp”, cần nhìn nền kinh tế theo cách tiếp cận đa dụng, đa chức năng, đa giá trị.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan phân tích: Ngành Thuỷ sản trong vùng từng bước chuyển đổi theo hướng đánh bắt có kiểm soát, giảm khai thác, tăng nuôi trồng. Dự thảo về Kế hoạch hành động 180 ngày hành động chống khai thác IUU đang được lấy ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, chúng tôi vừa tổ chức hội nghị triển khai đến các địa phương ven biển. Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật hướng đến nâng cao nhận thức, chấp hành một cách tự nguyện, tự giác, thay cho những hành vi tránh né, đối phó. Nếu biết cách trò chuyện, lắng nghe, chăm lo từng lợi ích thiết thực, kiên nhẫn bên cạnh bà con ngư dân từ những thay đổi nhỏ nhất, thì có thể hạn chế sử dụng các quy định xử phạt, chế tài nghiêm khắc.
Mỗi con tàu ra khơi đều được cấp “số hiệu” để giám sát hành trình, nhưng chúng ta có thể sâu sát từng “số phận” những ngư dân trên con tàu ấy không? Mỗi chuyến tàu cập bến có thể “cân đong” được lượng thuỷ sản trong khoang, nhưng chúng ta có thể “cân đo” được gia cảnh từng ngư dân không? Mỗi bến cảng có thể đầu tư “nâng cấp”, nhưng chúng ta có thể “nâng đỡ” cuộc đời những con người suốt đời gắn bó với bến cảng, với biển khơi không?
Bên cạnh tổ chức lại khai thác hải sản, cơ cấu lại nghề, cơ cấu lại lao động cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán và năng lực từng hộ gia đình. Việc thử nghiệm mô hình gây giống và nuôi trồng rong sụn thương phẩm, gắn với chế biến, đa dạng hoá sản phẩm tại một số địa phương đã ghi nhận kết quả khả quan ban đầu. Khuyến khích phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, gắn với du lịch sinh thái biển, thân thiện với môi trường. Thay cho cách hiểu có phần định kiến trước kia: “Du lịch đi đến đâu, thuỷ sản lùi tới đó”, hoặc ngược lại, giờ đây, du lịch và nuôi trồng thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau, qua các hoạt động giáo dục ý thức về môi trường cho các du khách.
Các tàu dịch vụ nghề cá trên biển, các trạm dịch vụ hậu cần trên các đảo cần được nâng cao hiệu quả. Các trung tâm nghề cá tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Các cảng cá sẽ được vận hành theo hướng đa chức năng, kết hợp du lịch, kiến tạo không gian cộng đồng cung cấp kiến thức về bảo tồn biển, đại dương, tập huấn kỹ năng nghề cá, kỹ năng sinh tồn, phổ biến quy định pháp luật. Không gian cộng đồng gần gũi, chia sẻ lợi ích giữa các bên, gắn kết với các Tổ cộng đồng đồng quản lý, để mỗi thành viên sống và làm nghề có trách nhiệm với biển.
Như tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định), Tổ cộng đồng đồng quản lý bảo vệ san hô dần đi vào hoạt động ổn định và nề nếp, với đa dạng hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế mới, được chính quyền các địa phương và người dân đồng thuận, ủng hộ. Từ đây có thể mời gọi sự đồng hành của doanh nghiệp xã hội để bảo đảm hài hòa lợi ích, vì các giá trị chung hôm nay và cả mai sau.
Lợi thế có thể so với khu vực và thế giới
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan và Văn phòng Chính phủ tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện thêm chương trình, kế hoạch và nâng cao hiệu quả, tính khả thi trong việc xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách phát triển vùng, các địa phương trong vùng.
Thống nhất với các báo cáo và ý kiến phát biểu, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích về vị trí, vai trò, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng so với các vùng trong cả nước và một số lĩnh vực có thể so với khu vực và thế giới, như các di sản được UNESCO công nhận.
Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước), có 11 khu kinh tế ven biển (chiếm 61,1%); cửa ngõ ra biển cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối Hành lang Kinh tế Đông - Tây với tuyến đường hàng hải quốc tế.
Tài nguyên, khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn (100% trữ lượng cromit, 20% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi, titan, thiếc…); tiềm năng lớn về năng lượng (thủy điện, điện gió, điện mặt trời)…
Vùng có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, truyền thống yêu nước và cách mạng hào hùng; có 5 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 6 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; 35 di tích quốc gia đặc biệt; 49 bảo vật quốc gia; 691 di tích quốc gia; 175 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vùng có nguồn lực to lớn về con người với dân số khoảng 20,34 triệu người (chiếm 20,8% dân số cả nước), khoảng 50 dân tộc. Người dân thân thiện, hiền hòa, cần cù, năng động, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, giàu ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên; có nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, chính trị nổi tiếng, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Hoàn thiện thể chế, quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng
Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và 14 địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ.
Cùng với đó, tập trung hoàn thiện thể chế, quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng. Rà soát, hoàn thiện quy định pháp lý, cơ chế, chính sách liên kết vùng đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, tinh thần là giao các đồng chí lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo cơ quan điều phối các vùng.
Hình thành các cụm liên kết ngành liên tỉnh, liên vùng gắn với các trung tâm kinh tế biển mạnh. Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng trọng yếu (giao thông, năng lượng, công nghệ số, đô thị, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, dịch vụ…).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu). Cơ cấu lại ngành công nghiệp, quy hoạch hợp lý để phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, các tuyến quốc lộ kết nối với Tây Nguyên. Trọng tâm là phát triển công nghiệp hàm lượng công nghệ cao, các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo đột phá hình thành năng lực sản xuất mới.
Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược, hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển; hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Thúc đẩy phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, dịch vụ mới; hình thành các trung tâm logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu. Phát triển các trung tâm du lịch tầm vóc khu vực và quốc tế, chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng, bản sắc độc đáo riêng của vùng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…