Theo Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, năm 2023, diện tích rừng cả nước đạt 14.860.309ha, trong đó rừng tự nhiên 10.129.751ha và rừng trồng 4.730.557ha; tỷ lệ che phủ toàn quốc đạt 42,02%.
Cán bộ Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang, tích cực kiểm tra rừng thường xuyên. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023.
Theo Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng (gồm diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ) đạt 14.860.309ha, trong đó rừng tự nhiên 10.129.751ha; rừng trồng 4.730.557ha.
Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ đạt 13.927.122ha; trong đó, rừng tự nhiên 10.129.751ha, rừng trồng 3.797.371ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%.
Trong số các vùng sinh thái, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung có diện tích rừng lớn nhất với 5.621.185ha, tỷ lệ che phủ rừng cũng lớn nhất, 54,23%. Tiếp theo là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 5.439.645ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,04%. Khu vực Tây Nguyên có 2.585.700ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,34%.
Khu vực có diện tích rừng ít nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với 244.643ha, tỷ lệ độ che phủ rừng 5,40%.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có diện tích rừng tương ứng là: 489.406ha và 479.730ha; tỷ lệ độ che phủ rừng lần lượt là: 21,26% và 19,6%.
Trong số các tỉnh có rừng trên toàn quốc, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với 1.018.788ha; tiếp theo là Quảng Nam với 681.156ha, xếp thứ 3 là Sơn La với 676.890ha.
Ngoài ra, một số tỉnh có diện tích rừng lớn như Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lạng Sơn.
Cũng theo công bố hiện trạng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất là Bắc Kạn với 73,38%; tiếp theo là Quảng Bình với 68,70%; Tuyên Quang 65,18%.
Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp sau khi công bố hiện trạng rừng, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ:
Cục Kiểm lâm có trách nhiệm thiết lập cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật và Quyết định số 1439/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng.
Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trên phạm vi toàn quốc.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm về số liệu công bố hiện trạng rừng của địa phương; giao cho Ủy ban Nhân dân các cấp (huyện, xã), thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
Sử dụng số liệu hiện trạng rừng để cập nhật diễn biến rừng năm tiếp theo. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chủ rừng nghiêm túc thực hiện công tác theo dõi, cập nhật và báo cáo diễn biến rừng hàng năm theo quy định.
Đối với các địa phương có diện tích rừng tự nhiên giảm trong năm 2023, tổ chức rà soát, kiểm tra làm rõ nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phục hồi diện tích rừng bị giảm; xem xét trách nhiệm (nếu có) của các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.
Trước đó, hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022 được công bố bao gồm rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075ha; trong đó rừng tự nhiên có 10.134.082ha, rừng trồng có 4.655.993ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…