Trong nỗ lực để gỡ thẻ vàng của ngành thủy sản sản Việt Nam, Bộ NN-PTNT vừa yêu cầu các tỉnh, thành phố xử lý tới cùng vụ việc đối với các tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển
Bộ NN-PTNT cho biết, qua đợt thanh tra của Đoàn thanh tra EC tại Việt Nam vào tháng 10/2022 vừa qua, đoàn EC đánh giá cơ quan trung ương đã nỗ lực rất lớn trong việc theo dõi, phát hiện các tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển và xử lý kịp thời thông báo gửi cho các địa phương để xử lý tàu cá vi phạm giám sát hành trình.
Tuy nhiên, kết quả xử lý của các địa phương còn khá nhẹ nhàng không đủ sức răn đe. Theo đó, nhiều địa phương chủ yếu chỉ lập biên bản nhắc nhở không tái phạm và rất ít trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, rất nhiều địa phương chưa phối hợp xử lý khi nhận thông báo hoặc đã có báo cáo nhưng chưa xử lý đến cùng vụ việc theo quy định.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2021, trên cả nước đã xảy ra 853 lượt tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình VMS, trong đó có đến 119 lượt tàu/7 tỉnh, thành phố chưa xử lý đến cùng (chiếm 13,95%); 300 lượt tàu/21 tỉnh, thành phố không phản hồi kết quả xử lý (chiếm 35,16%).
Để sớm gỡ thẻ vàng của EC, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành ven biển phối hợp xử lý khi nhận thông báo tàu cá mất kết nối 10 ngày trên biển.
Năm 2022 (tính đến 25/10/2022) đã xảy ra 412 lượt tàu mất kết nối VMS, trong đó 108 lượt tàu/8 tỉnh, thành phố chưa xử lý đến cùng (chiếm 26,21%), 46 lượt tàu/9 tỉnh không phản hồi kết quả xử lý (chiếm 11,16%).
Như vậy, có thể nói phương án xử phạt tại một số nơi đang còn lỏng lẻo, để "siết" lại tình trạng này đồng thời sớm gỡ thẻ vàng của ngành thủy sản sản Việt Nam, mới đây, Bộ NN PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển sau khi nhận được thông báo tàu cá mất kết nối trên 10 ngày trên biển phải xác nhận qua email: [email protected] và trả lời kết quả xử lý bằng văn bản về Tổng cục Thủy sản (qua Trung tâm Thông tin thủy sản, số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo.
Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo đầy đủ kết quả xử lý tới cùng vụ việc đối với các tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển trong năm 2021, 2022. Báo cáo gửi về Tổng cục Thủy sản trước ngày 30/11/2022.
Theo Tổng cục Thủy sản, thời gian qua, ngành thủy sản đã triển khai đồng bộ các kế hoạch theo đúng 4 khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC), đặc biệt là về khung pháp lý.
Tổng cục Thủy sản đánh giá, các tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hòa đã làm tốt, giảm đáng kể các vụ tàu cá vi phạm. Các tỉnh Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Cà Mau, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng có tỷ lệ lắp thiết bị định vị VMS cao, trên 95%.
Nhằm công khai, minh bạch và chuyển đổi số công tác quản lý, cũng như đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, Tổng cục Thủy sản đã thử nghiệm và triển khai xây dựng phần mềm "Hệ thống chứng nhận nguồn gốc điện tử", với Trung tâm Thông tin thủy sản là cơ quan đầu mối triển khai.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…