Trưởng phòng Công Thương huyện Bắc Quang (Hà Giang) Hà Mạnh Thắng phấn khởi chia sẻ: “Tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều khách hàng từ các nơi về Vĩnh Hảo tìm đặt mua cam Sành, mua cam Vàng về bán. Giá đặt mua cam Sành 16 – 18 ngàn đồng/kg. Cam thời điểm này bán tốt hơn nhiều so cùng kỳ năm trước”.
Bí thư Đảng bộ xã Vĩnh Hảo - ông Hoàng Văn Xuân cho biết: Có những ngày, Vĩnh Hảo đón hàng chục lượt khách tìm vườn, đặt mua cam Sành. Đa số khách đặt vườn cho biết, họ chuẩn bị sớm để bán dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Còn lại, hàng ngày cũng có cả chục xe, chở vài chục tấn cam Vàng về các chợ trung tâm những thành phố lớn. Giá bán cam Vàng hiện tại cao gấp đôi cùng kỳ. Riêng cam loại 1, được bán cao gần gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm 2021. Vĩnh Hảo hiện có gần 800 ha cam.
Người dân thôn Thọ Quang, xã Vĩnh Hảo thu hái cam Vàng.
Sản lượng thu hoạch vụ này ước đạt gần 5.000 tấn. Cam Vàng, cam Sành được giá bán, nhiều khách mua, đang mang lại nhiều niềm vui cho bà con trồng cam ở Vĩnh Hảo. Còn đối với cam Sành chính vụ, nhiều khách mua tìm vườn, đặt tiền cọc để thu hái bán vào dịp cuối năm khi Tết đến, Xuân về. Mùa cam năm nay ở Vĩnh Hảo đang thực sự trở thành mùa quả ngọt đối với nhà nông.
Tại xã Vĩnh Phúc, không khí mua, bán cam cũng đang rộn rã. Chủ tịch UBND xã - Vũ Văn Mạnh phấn khởi cho biết: Ngày khô ráo, Vĩnh Phúc có hàng chục xe chở cam về xuôi. Tết này bà con trồng cam trong xã sẽ rất vui, lợn sẽ được mổ nhiều để ăn mừng. Được biết, diện tích trồng cam ở Vĩnh Phúc là 1.140 ha. Sản lượng vụ này trên 17.500 tấn.
Toàn xã hiện có 1.784 hộ trồng cam, chiếm 3/4 số hộ toàn xã. Diện tích cam đang được thâm canh cho thu hoạch chiếm tới 4/3 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm qua,1ha cam ở Vĩnh Phúc đạt doanh thu 180 – 500 triệu đồng. Kể từ năm 2019 đến nay, người dân Vĩnh Phúc tham gia vào HTX, Tổ hợp tác để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Toàn bộ diện tích trồng, thâm canh cam được chuyển đổi canh tác tuần hoàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Phần lớn các sản phẩm cam làm ra đều được tiêu thụ thông qua các HTX, Tổ hợp tác. Hình thức tiêu thụ cam cũng đa dạng. Trong đó, cam bán trên các sàn giao dịch điện tử, hoặc bán vào các siêu thị, các chợ đầu mối ở Gia Lâm, Hà Đông (Hà Nội); Hải Phòng, Bắc Ninh; Vinh (Nghệ An)... cũng thường xuyên nhập cam Vĩnh phúc.
Người dân xã Vĩnh Phúc thu hoạch cam Sành chính vụ.
Gần đây, Hà Tĩnh và TP. Hồ Chí Minh cũng gia tăng lượng nhập. Có thể khẳng định, cam Vàng hiện đang bán tại các tỉnh khu vực miền Trung vừa qua chủ yếu từ Bắc Quang, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo. Sản phẩm cam trong vùng Bắc Quang đã từng bước chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước.
Anh Vàng Văn Sì, người trồng cam nổi tiếng tại thôn Vĩnh Sơn khoe với chúng tôi: Cam Vàng, cam Sành của nhà tôi làm ra vụ này đều đã được bán cho người buôn từ miền Trung. Cam mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân trồng cam Vĩnh Sơn. Riêng nhà tôi, thu tiền bán cam bình quân mỗi năm lãi ít nhất cũng trên 500 triệu đồng.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang -Phùng Viết Vinh trao giải Nhất cho đội thi đến từ xã Tiên Kiều.
Thông tin với báo chí, ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hội Trồng cam Bắc Quang được biết: “Những ngày này, Bắc Quang có hàng chục xe chở cam về xuôi. Hội Trồng cam trong huyện hiện có gần 3.500 hội viên. Hội viên đều được tập huấn bắt buộc chuyển đổi hướng sản xuất làm ra sản phẩm an toàn.
Toàn huyện hiện có gần 5.500 ha cam đang cho thu hoạch. Sản lượng niên vụ này ước đạt trên 38.000 tấn. Toàn huyện có 12 HTX trồng cam đạt tiêu chuẩn VietGAP, có 175 Tổ hợp tác, Nhóm sở thích tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn. Hội Trồng cam đã phối kết hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Công Thương, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... hướng dẫn hội viên trong tổ, hội cùng tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làm ra theo chuỗi giá trị. Đến mùa cam này, sự phối kết hợp trên đã tạo ra cách làm đồng bộ, thống nhất để có sản phẩm cam tốt nhất, tiêu thụ hoàn hảo nhất.
Cam Bắc Quang từ đầu vụ tới nay đã chiếm lĩnh hầu hết các sàn: Sen đỏ, Voso, Siêu thị BigC, Vinmax, SaiGonCoop, hay Coopmax. Tại các chợ đầu mối ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... đều đã có mặt sản phẩm cam Bắc Quang và được bán rộng rãi đến người tiêu dùng.
Để quảng bá và thúc đẩy quá trình tiêu thụ cam, Phòng Công Thương huyện Bắc Quang đã bắt tay vào cuộc ngay từ đầu vụ xúc tiến thương mại. Trưởng phòng Công thương huyện Bắc Quang - Hà Mạnh Thắng cho biết thêm: Đầu tháng 1/2023, huyện mở Hội nghị xúc tiến tiêu thụ và hội thi sản phẩm cam Sành niên vụ 2022 - 2023. Đây là dịp xúc tiến quảng bá, ký kết các hợp đồng tiêu thụ cam Sành huyện Bắc Quang ra toàn quốc. Hy vọng, từ Hội chợ, những quả cam Sành, cam Vàng được kết tinh từ bàn tay lao động miệt mài của người dân sẽ trở thành sản vật mang hương vị ngọt ngào vun đắp thêm cho Tết Quý Mão đến muôn nhà thật đầm ấm, sum vầy”.
Mới đây, tại xã Vĩnh Hảo, UBND huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ và Hội thi Sản phẩm cam Sành huyện Bắc Quang, niên vụ 2022 – 2023. Tại hội nghị đã có 5 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam Sành được ký kết giữa doanh nghiệp đầu mối trong và ngoài tỉnh với 5 HTX trồng cam của huyện Bắc Quang. Qua đó, góp phần gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo ra sự phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị, khả năng cạnh tranh thông qua kết nối, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngay sau hội nghị trên, 20 đội thi đến từ 8 xã, thị trấn trọng điểm sản xuất cam của huyện đã tham gia tranh tài tại Hội thi Sản phẩm cam Sành với 2 nội dung chính: Thi sản phẩm trưng bày (gồm trang trí, trọng lượng, kích thước quả, độ ngọt (brix), số hạt, thuyết trình, trang phục) và thi vấn đáp kỹ thuật trồng, thâm canh cây cam Sành. Theo đánh giá của Ban giám khảo, các đội thi đã thể hiện được kỹ năng thuyết trình, hiểu biết về trồng và chăm sóc cam, biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm cam Sành. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích cho các đội thi. Trong đó, đội thi đến từ xã Tiên Kiều xuất sắc giành giải Nhất. Thông qua hội thi, tạo sân chơi bổ ích cho người trồng cam, chuyển tải kiến thức, mở rộng giao lưu học hỏi và tăng cường sự hiểu biết về nghề trồng cam Sành. Đây cũng là hình thức tuyên truyền sâu rộng về giá trị, chất lượng sản phẩm cam Sành đến người tiêu dùng. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…