Chương trình chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Phóng viên Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hải Phòng, xung quanh kết quả và giải pháp trong việc triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp tại địa phương.
Truy xuất nguồn gốc hơn 100 sản phẩm
PV: Thưa ông, ông có thể cho biết một số kết quả bước đầu trong công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của TP. Hải Phòng?
Ông Nguyễn Ngọc Tuất: Xác định chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, một trong những giải pháp quan trọng để đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố và đô thị hoá nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Hải Phòng hiện có hơn 100 sản phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng mã QR.
Bước đầu, các cơ quan, đơn vị trong ngành và người nông dân Hải Phòng đã có những nhận thức rõ về hiệu quả mang lại từ việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0. Công tác quản lý Nhà nước, hoạt động cải cách hành chính đã được cải thiện rõ rệt, người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và cung ứng nhanh các dịch vụ trong nông nghiệp. Bước đầu có những chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, giúp tăng năng suất lao động, kiểm soát tốt môi trường sản xuất, an toàn dịch bệnh, chất lượng thực phẩm được cải thiện, giá trị sản phẩm tăng lên...
Sở đã triển khai, áp dụng hiệu quả các ứng dụng như: Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử; hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến; cổng/trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở; cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được đẩy mạnh…
Tại các đơn vị đã triển khai ứng dụng, vận hành hiệu quả các hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia cũng như các nền tảng công nghệ số như: quản lý dữ liệu về bảo vệ thực vật; hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến; hệ thống theo dõi, cập nhật thông tin, dữ liêụ tàu cá Vnfishbase (100% tàu cá đăng ký tại Hải Phòng thường xuyên cập nhật dữ liệu về thủy sản); phần mềm cập nhật diễn biến rừng; phần mềm quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã…
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản đã dần chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ: hệ thống tưới tự động, hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính; hệ thống tự động điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, máng ăn tự động trong chăn nuôi; hệ thống quạt nước sục khí tự động, nuôi thủy sản trong nhà bạt…
Việc tiêu thụ nông sản và truy xuất nguồn gốc được triển khai rộng rãi đã kết nối trên 220 mã sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử: Vỏ sò, Postmart, Shopee, Ladaza…
Triển khai chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp sản phẩm nông nghiệp thành phố không những cải thiện chất lượng, nâng cao giá trị mà nhiều sản phẩm đã liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trong các siêu thị, chiếm lĩnh thị phần lớn ở thị trường thành phố, trong nước và tham gia xuất khẩu.
Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng thúc đẩy quảng bá sản phẩm ngành nông nghiệp của Hải Phòng và nhiều địa phương.
Hiện, thành phố có 188 sản phẩm OCOP; trên 60 sản phẩm được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, hàng trăm sản phẩm được gắn nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tỷ lệ sản phẩm được sơ chế, bao gói, có chứng nhận sản xuất an toàn ngày càng tăng.
Chuyển đổi số là vấn đề mới
PV: Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp của Hải Phòng đang đối diện với khó khăn, thách thức nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Ngọc Tuất: Chuyển đổi số là vấn đề mới, nhận thức của các cấp, các ngành và bà con nông, ngư dân mới đang dần hình thành. Cán bộ thực hiện công tác về chuyển đổi số chủ yếu kiêm nhiệm, không có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin.
Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Các chi phí đầu tư cho nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ số lớn hơn rất nhiều so với nông nghiệp truyền thống nên phần lớn các hộ không đủ điều kiện để đầu tư.
Việc ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin còn rời rạc trong từng khâu của quy trình sản xuất. Hạ tầng nền tảng hỗ trợ cho chuyển đổi số còn mức độ… Do đó, thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Hải Phòng cần phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, chủ động và có trọng tâm, trong điểm.
Nhiệm vụ trọng tâm
PV: Xin ông cho biết, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra chủ trương, giải pháp nào để thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp?
Ông Nguyễn Ngọc Tuất: Triển khai Nghị quyết số 03/NQ-TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chương trình hành động của UBND TP. Hải Phòng về chuyển đổi số, Sở đã xây dựng, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu chung là xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu làm nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với xây dựng “chính quyền số”, phát triển “kinh tế số” và “xã hội số”; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo sản phẩm an toàn với giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Để cụ thể hoá các mục tiêu kể trên, Sở đã quán triệt người đứng đầu cơ quan, đơn vị; công chức, viên chức, người lao động trong ngành; tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp để có quyết tâm chính trị, chủ động thay đổi tư duy nhận thức về tính tất yếu của chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn tới:
Tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính sách của Trung ương và nghiên cứu, đề xuất thành phố cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Xác định xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu là một trong những nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi số, Sở sẽ tập trung triển khai số hóa hồ sơ, tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liêụ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để phục vụ lưu trữ, quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả trên môi trường số, cho phép thu thập, tổng hợp, chuẩn hóa, làm sạch và phân tích, xử lý dữ liệu từ các nguồn dữ liệu; sẵn sàng chia sẻ dữ liệu đến nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố, quốc gia.
Xây dựng Hệ thống quản lý dữ liệu Nông sản TP. Hải Phòng cũng là một trong những nhiệm vụ được ngành quan tâm triển khai trong năm nay: thông tin, dữ liệu về các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản sẽ được số hóa, công khai, minh bạch theo quy định; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số trong các khâu của quá trình chế biến, kết nối dữ liệu với các vùng nguyên liệu và thị trường nông sản; phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn.
Bên cạnh đó, Sở cũng tập trung phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các sàn thương mại điện tử; các sàn giao dịch điện tử để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, truy xuất nguồn gốc nông sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ số vào phát triển các lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…