Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2023 | 14:50

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp Đắk Lắk với những mục tiêu cụ thể

Đắk Lắk là tỉnh trọng điểm của khu vực Tây Nguyên. Với nhiều lợi thế về điều kiện kiện tự nhiên cùng những chính sách đã ban hành, ngành Nông nghiệp Đắk Lắk hứa hẹn sẽ có bước phát triển bền vững đem lại bộ mặt phát triển tích cực trong tổng thể kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, định hướng đến 2030, ngày 30/3/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kế hoạch đã nêu ra những mục tiêu cụ thể.

Định hướng và mục tiêu 

Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, tích hợp đa giá trị, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng; phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk thăm vườn sầu riêng tại huyện Krông Pắc (Đắk Lắk).

Theo kế hoạch đã được đưa ra, mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân 4,33/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7,0 đến 7,5 %/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 28,28%.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 18%. Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 7,5%/năm. Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng 1,5 đến 1,8% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 4,5%/năm.

Nông dân xã Ea Sô (huyện Ea Kar) phân loại vải thiều trước khi xuất bán.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội chiếm 56%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 65%. Trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 15%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt từ 40 đến 42%, tăng cường chất lượng rừng. Thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho 85% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.

Việc đưa ra những mục tiêu cụ thể trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã thể hiện quyết tâm của tỉnh Đắk Lắk đưa nông nghiệp phát triển bền vững. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng, Vì vậy, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp sẽ mở ra hướng phát triển mới, nâng cao hiệu quả kinh tế, khắc phục những tồn tại để đưa nông nghiệp Đắk Lắk trở thành điểm sáng của Tây Nguyên. Đó là mục tiêu thiết thực bởi Đắk Lắk có nhiều thế mạnh về tự nhiên và con người trong việc xây dựng ngành nông nông nghiệp phát triển toàn diện.

Nhiều chính sách trong phát triển nông nghiệp

Nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tại Đắk Lắk đến năm 2025 là tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng và nông thôn mới. Tập trung khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên đối với ngành nông nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung vào tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhóm sản phẩm chủ lực địa phương theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Gắn nông nghiệp với phát triển lâm nghiệp bền vững, kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xúc tiến thị trường, xuất khẩu với chuỗi giá trị toàn cầu.

Nông nghiệp Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực

Tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường rà soát, các quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện cơ chế, chính sách làm cơ sở triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, cơ cấu lại theo nhóm sản phẩm, đặc biệt là nhóm sản phẩm quan trọng chủ lực của tỉnh.

Huyện Cư M’gar là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk. Việc phát triển ngành nông nghiệp được huyện Cư M’gar gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết quả dạt được đã thể hiện hướng đi đúng đắn, là hình mẫu để các địa phương khác của tỉnh áp dụng đưa vào thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Công Văn – Phó chủ tịch huyện Cư M’gar cho biết: “Huyện Cư M’gar có 70% diện tích là đất đỏ bazan nên thuận lợi việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Huyện Cư M’gar đã ban hành nghị quyết về phát triển nông nghiệp bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Triển khai các kế hoạch phát triển nông nghiệp bởi nông nghiệp là ngành mà huyện có thế mạnh để phát triển bền vững, thu hút các nhà đầu tư. Huyện đã không ngừng vận động, tuyên truyền nhân dân dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung.

Hiện, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào huyện ở một số lĩnh vực trong ngành nông nghiệp. Huyện đã triển khai công tác quy hoạch đất giai đoạn 2021 - 2030 nhằm phát huy lợi thế từng vùng để thu hút các nhà đầu tư. Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng, phân tích nền tảng khoa học hợp lý để tuyên truyền nhân dân trồng đúng cây, phát huy lợi thế tiềm năng của đất. Quy hoạch phát triển theo vùng miền là yếu tố quan trọng với 3 phân vùng phát triển mang tính đặc trưng vùng miền để tích hợp lợi thế của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Để nông nghiệp phát triển bền vững, huyện Cư M’gar đã quy hoạch các vùng chuyên canh cây ăn trái. Thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã hình thành chuỗi giá trị nhằm giải quyết vấn đề đầu ra và đầu vào cho từng sản phẩm. Hiện huyện đã có 5 HTX và đang hoạt động tốt. Các cơ quan của huyện đã tuyên truyền người dân phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, dùng thuốc bảo vệ thực vật một cách khoa học và có trách nhiệm. Không ngừng vận động, tuyên truyền người dân thay đổi nhận thức trong việc canh tác. Thay đổi sản xuất truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện theo chuỗi giá trị nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện bằng những mô hình thực tế”.

Ông Nguyễn Công Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar (bên trái) trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Để cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt được kết quả cao, giải pháp phải thực hiện chính là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực. Rà soát, điều chỉnh chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch. Không ngừng tiếp thu và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp và khuyến nông. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công.

Tỉnh Đắk Lắk đang chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Tỉnh sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic; xúc tiến thương mại và thị trường. Nâng cao năng lực quản lý ngành đồng thời tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả công nghệ thông tin, khai thác cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời các văn bản chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về phát triển nông nghiệp.

 

 

Khắc Niên - Thanh Hòa
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top