Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022 | 21:22

Đẩy mạnh liên kết vùng, ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm

Tại Diễn đàn “Thúc đẩy liên kết vùng - Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX” do VnBusiness tổ chức ngày 26/10, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hình thành cụm liên kết ngành và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cả nước có khoảng 3,28 triệu hộ lao động, với hơn 7 triệu thành viên trong khu vực kinh tế tập thể, chiếm khoảng 38% tổng số hộ dân. 1.600 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, với sự tham gia của hơn 300 công ty, 150 HTX đã hình thành.

Tỷ lệ nông sản chủ lực tiêu thụ thông qua liên kết sản xuất tăng từ 10% (năm 2017 - trước khi triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) lên tới hơn 30% như hiện nay. Trong đó, tỷ lệ HTX nông nghiệp thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân đạt 37%, tăng 25%.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đánh giá, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều biến động, liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách. 

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Đồng quan điểm với ông Thịnh, theo TS. Hồng Minh việc nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành các cụm liên kết ngành để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Nghiên cứu của CIEM mới đây đã khảo sát kinh nghiệm xây dựng các cụm liên kết ngành ô tô của Thái Lan, cụm liên kết ngành nho Maharashtra và cụm liên kết ngành ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ.

Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng, đó là Chính phủ chú trọng và khuyến khích việc xây dựng và thực thi các chính sách “từ dưới lên”, với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và các bên liên quan tại địa phương.

Mặt khác, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa cách tiếp cận “từ trên xuống” và “từ dưới lên” trong quá trình ban hành và thực thi các chính sách nhằm cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành.

Nhận diện những cơ hội trên, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hình thành, phát triển cụm liên kết ngành trong thời gian vừa qua. Các hình thái ban đầu của cụm liên kết ngành đã được hình thành tại một số khu công nghiệp, khu kinh tế như: Cụm dệt may ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Cụm vệ tinh trong chuỗi giá trị toàn cầu), Khu phức hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải tại Khu kinh tế mở Chu Lai , hay các tổ hợp sản xuất của doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, các doanh nghiệp Nhật Bản lớn (tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long),…

 Liên kết các ngành công - nông nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao người dân sẽ được hưởng lợi

Trong thời gian tới, bà Minh nhấn mạnh, cần hình thành và nâng cấp hệ thống cụm liên kết các ngành công - nông nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm.

Tăng cường liên kết vùng và tích hợp kết nối chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp, nông nghiệp vào quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển địa phương, vùng và quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho sự chuyên môn hóa địa phương và hợp tác liên vùng trên cả nước.

Về các mô hình mới góp phần tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, bà Minh khuyến nghị cần gia tăng ứng dụng chuyển đổi số trong thương mại nhằm thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh mới; thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm sớm bắt nhịp phục hồi kinh tế và chuyển đổi xanh ở Việt Nam.

Đặc biệt, TS. Trần Thị Hồng Minh cũng nhấn mạnh tới việc phát huy vai trò của các HTX, Liên minh HTX. “Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, và cần sự “vươn mình vượt khó” từ tất cả các khu vực kinh tế. Yêu cầu và thách thức từ những xu hướng này đối với khu vực kinh tế tập thể lại càng lớn và đặc thù hơn”, bà Minh nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội thảo, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, các tổ hợp tác, HTX và khu vực kinh tế tập thể cần đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng nông sản.

Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại nông sản để trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, xúc tiến mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và nước ngoài.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top