Là nước có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp, những năm qua, dòng tiền đầu tư vào ngành Nông nghiệp tăng khá nhanh.
Theo các chuyên gia, để hình thành những doanh nghiệp nông nghiệp lớn, các chuỗi cung ứng nông sản kết nối nông dân với người tiêu dùng trong nước và thị trường toàn cầu, doanh nhân cần có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh.
Tăng thu nhập cho người dân từ chuỗi liên kết
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn thứ 2 thế giới. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa số một cả nước khi đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa và 95% sản lượng gạo xuất khẩu. Thế nhưng, thu nhập của nông dân trồng lúa vẫn còn thấp so với người trồng cây hoa màu hay các loại thực phẩm khác, chưa tương xứng so với giá trị và công sức đầu tư ban đầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.
Để giải quyết bài toán này, gần đây xuất hiện nhiều hợp tác xã kiểu mới, đẩy mạnh chuỗi liên kết hợp tác xã với doanh nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn có thể xem là hướng đi hiệu quả và ngày càng được triển khai rộng rãi tại khắp các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Đơn cử, Tập đoàn Tân Long, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu gạo A An, là một trong những đơn vị đang tích cực liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo với các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới tại An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng và mới đây nhất là Cà Mau. Không chỉ cần đủ nguồn cung về số lượng, Tân Long cho biết, luôn đặt việc lựa chọn vùng nguyên liệu phù hợp để triển khai canh tác, chủ động kiểm soát đảm bảo chất lượng gạo sạch với tổng sản lượng hơn 350.000 tấn mỗi năm.
Phát biểu tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau, ông Trương Mạnh Linh, Giám đốc điều hành mảng gạo Tập đoàn Tân Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lương thực A An, chia sẻ mong muốn trở thành doanh nghiệp điển hình trong việc triển khai cánh đồng lớn thông qua mô hình hợp tác xã kiểu mới và đồng hành cùng Sở Nông nghiệp và PTNT trong định hướng xây dựng vùng chuyên canh lúa - tôm gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.
“Điều này giúp nông dân địa phương thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; tạo nên những sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và quy chuẩn xuất khẩu của những thị trường khắt khe trên thế giới”, ông Linh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, mô hình lúa - tôm là một trong những mô hình canh tác có tính riêng biệt của tỉnh Cà Mau, tuy sản lượng không cao nhưng luôn đảm bảo được chất lượng tốt vì chọn lọc giống lúa chất lượng cao.
“Trên tinh thần liên kết chuỗi giá trị, việc hợp tác giữa Tập đoàn Tân Long, được thực hiện bởi Công ty CP Lương thực A An với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, với các HTX để cùng nhau đồng hành và chia sẻ là hướng đi đúng đắn, khai thác và phát huy được thế mạnh của cả doanh nghiệp và địa phương”.
Công ty CP Lương thực A An có nền tảng phát triển từ mảng kinh doanh gạo của Tập đoàn Tân Long. Thành lập năm 2021, A An mang đến sản phẩm gạo sạch, an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Đến nay, A An đạt được những thành tựu đáng kể ở thị trường trong và ngoài nước, từng bước xây dựng Gạo A An trở thành thương hiệu gạo quốc gia, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản xuất gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện tại, A An vận hành 5 nhà máy gạo, công suất sấy hơn 4.000 tấn/ngày, tổng sức chứa 400.000 tấn.
Với tiêu chí “lành gạo ngon cơm, an toàn sức khỏe”, gạo A An đã có mặt tại 63 tỉnh, thành, với gần 70.000 điểm bán trên toàn quốc.
Tạo ra sản phẩm chất lượng từ quy trình bài bản
Sau những tác động không nhỏ từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tiêu dùng thông minh, cũng như những sản phẩm được sản xuất thân thiện với môi trường. Đồng hành cùng người tiêu dùng, bên cạnh “bài toán lợi nhuận”, nhiều năm nay, một số doanh nghiệp đã đưa phát triển bền vững trở thành mục tiêu trọng yếu trong định hướng phát triển của mình.
Là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam và thuộc Top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới, Vinamilk chọn phát triển bền vững là một trong bốn mũi nhọn trong chiến lược phát triển giai đoạn 5 năm sắp tới với mục tiêu bảo vệ môi trường sống và đem lại những lợi ích cộng thêm cho người tiêu dùng lên hàng đầu. Theo đó, Vinamilk xác định đẩy mạnh việc thực hành E-S-G (Môi trường-Xã hội-Quản trị), hướng đến sự cân bằng giữa tăng trưởng sản xuất, kinh doanh với trách nhiệm môi trường, xã hội.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Vinamilk cũng đã ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến theo công nghệ Nhật Bản nhằm giúp đất tại trang trại luôn màu mỡ và giàu dinh dưỡng.
Theo đó, nguồn nước được ví là “mạch nguồn của sự sống” tại trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm khi cung cấp nguồn nước, dưỡng chất cho hệ sinh thái trang trại và góp phần kiến tạo nên những hồ điều hòa sinh thái giúp không khí tại trang trại luôn mát mẻ, trong lành.
Đi đầu trong việc xây dựng mô hình trang trại bò sữa phát triển bền vững, Vinamilk đã và đang nhận được những thành quả từ chiến lược phát triển này, khi trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm mang lại dòng sữa tươi Vinamilk Green Farm - một sản phẩm sản xuất thân thiện môi trường, tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng với hương vị thanh nhẹ, thuần khiết.
Không chỉ mang đến dòng sữa chất lượng hàng đầu, sữa tươi Vinamilk Green Farm là lời hứa mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm hương vị sữa ngon nhất và thuần khiết nhất
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, chia sẻ, sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm ra mắt thị trường ngay trong đỉnh dịch Covid-19 (năm 2021), nhưng sản phẩm vẫn nhận được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng. Vinamik Green Farm được người tiêu dùng yêu thích và đánh giá cao, không chỉ bởi chất lượng, hương vị thiên nhiên, thuần khiết mà còn bởi vì đây là một sản phẩm thân thiện môi trường, gần gũi với thiên nhiên.
Không chỉ qua sản phẩm, mà các yếu tố bền vững được đẩy mạnh trong cả quá trình sản xuất với Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm được Vinamilk xây dựng. Mô hình này gồm 3 trụ cột chính làm định hướng cho phát triển bền vững, bao gồm: Chọn lọc đầu vào kỹ lưỡng, thực hành nông nghiệp tái tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp bền vững.
Ảnh nhỏ: Bốc xếp gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An . Ảnh: Đình Huệ.
Ảnh lớn: Trang trại bò sữa Vinamilk tại xã Long Khánh (Bến Cầu - Tây Ninh) đạt tiêu chuẩn Global G.A.P , ứng dụng công nghệ 4.0 một cách toàn diện trong quản lý và chăn nuôi.
Để doanh nghiệp bay xa hơn
Có thể nói, đầu tư vào ngành nông nghiệp là ngành nghề gặp nhiều rủi ro và khó khăn, lợi nhuận nếu so với nhiều ngành nghề khác có thể có sự chênh lệch, nhưng việc đầu tư vào nông nghiệp cũng chính là đang phát huy thế mạnh “cốt lõi” của nước ta, đặc biệt hơn, qua đây cũng tạo điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho người nông dân - lực lượng lớn ở khu vực nông thôn, đây cũng chính là những việc làm ý nghĩa mà doanh nghiệp làm được cho đất nước.
Tại sự kiện “Hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Ngày hội việc làm VNUA – 2022” giữa tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đối với một đất nước “lấy canh nông làm gốc”, khởi nghiệp nông nghiệp phải dựa vào 3 trụ cột: Đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp; tạo dựng môi trường khởi nghiệp; hỗ trợ vốn và pháp lý cho thanh niên, những người muốn khởi nghiệp. Đây là khâu đột phá cho sự phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, nông nghiệp là lợi thế của nước ta, thế giới dù có thay đổi thế nào thì con người vẫn cần lương thực, thực phẩm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với nước ta, Người dạy: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.
Phát triển nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nông nghiệp đã, đang và sẽ vẫn luôn là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và an ninh lương thực nước ta. Và chúng ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu trên thế giới với trị giá hơn 48 tỷ USD (năm 2021).
Không có đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh thì không có phát triển bền vững Nhận định về những đóng góp của các doanh nghiệp tại nước ta, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chia sẻ, cộng đồng doanh nhân cần nhận thức rõ chặng đường phía trước còn dài, sứ mệnh của doanh nhân là rất nặng nề trước mục tiêu và khát vọng của dân tộc - phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. “Văn hoá soi đường quốc dân đi, văn hoá cũng soi đường doanh nhân tiến lên. Không có đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh thì không có phát triển bền vững, và doanh nhân, doanh nghiệp dù lừng lẫy đến đâu cũng sẽ biến mất”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh. Đồng thời, ông Công khẳng định, doanh nhân, với vai trò là người thủ lĩnh của doanh nghiệp, chính là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy hình thành và định hình văn hoá doanh nghiệp, từ đó hình thành văn hoá kinh doanh của cả cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hoá kinh doanh cần bắt đầu từ đạo đức doanh nhân, đây vừa là nhiệm vụ có tầm chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách của giới doanh nhân Việt Nam. |
Để góp phần “gỡ khó” cho doanh nghiệp đang phát triển mảng nông nghiệp, một số chuyên gia cho rằng, trước mắt, các bộ, ban, ngành cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành phương án bàn giao quỹ đất cho các công ty nông nghiệp, đồng thời, rà soát đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo quỹ đất ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, chế biến và những dịch vụ mang tính hỗ trợ. Tập trung, tích tụ ruộng đất để tạo vùng sản xuất tập trung, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã để xóa bỏ chuyện manh mún, nhỏ lẻ, thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng, theo chuỗi giá trị.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa. Để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về lượng và chất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích phát triển và đổi mới sáng tạo.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp; đặc biệt tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.
“Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản phẩm, dịch vụ của mình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và quốc tế, có nhiều doanh nhân tiêu biểu hơn nữa, nhiều tỷ phú đô la hơn nữa; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; đồng thời đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng chúc cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…