Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 2 năm 2023 | 12:1

Gấp rút hoàn thành việc gieo trồng vụ Xuân năm 2023

Thời điểm sau Tết Nguyên đán cũng là thời điểm gieo, trồng lúa và các loại cây cho vụ Xuân, nhiều địa phương đã triển khai công việc gieo, trồng cho kịp thời vụ. Để bảo đảm cho một vụ Xuân thắng lợi, các công tác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được quan tâm và chú trọng hàng đầu.

Cung cấp đầy đủ nước cho bà con nông dân cấy lúa

Vụ xuân năm nay, huyện Thanh Chương (Nghệ An) gieo cấy 8.600 ha lúa, chấp hành nghiêm túc lịch thời vụ, từ ngày 29/1 bà con tập trung ra đồng cấy lúa, dự kiến khoảng 1 tuần nữa sẽ cấy xong. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước đã bắt đầu xảy ra từ ngày 25/1. Đến trưa ngày 31/1, trên địa bàn huyện có khoảng 700 ha ở các xã Cát Văn, Phong Thịnh, Đại Đồng, Thanh Đồng, Đồng Văn chưa thể cấy do không có nước.

Từ 14h chiều ngày 31/1, trạm bơm Cát Văn (Thanh Chương) đã bắt đầu hoạt động được do mực nước sông Lam lên. Ảnh: CSCC

Theo ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện, đến 14h chiều nay (31/1), tại trạm bơm xã Cát Văn (Thanh Chương), máy bơm đã hoạt động được ở một ống hút, công suất hoạt động khoảng 80% so với thiết diện ống. Hiện các trạm bơm đang ứng trực 24/24h với 100% quân số, để khi mực nước lên đủ để có thể hoạt động ở máy nào thì sẽ tiến hành bơm ngay. Ở những vùng máy bơm đã hoạt động được, đơn vị thuỷ lợi phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức điều tiết, ép nước để phục vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, mặc dù hồ Bản Vẽ đang vận hành đúng quy trình, nhưng mấy tháng nay không có mưa, lưu lượng nước đổ về hồ thấp nên mực nước hồ hiện đang thiếu hụt so với quy định khoảng gần 2m. Trong khi đó, trên dòng sông Lam đi qua các huyện Thanh Chương, Đô Lương, lòng sông đang ngày càng thấp xuống do hoạt động khai thác cát, dẫn đến cột nước cũng bị thấp xuống, gây khó khăn cho các trạm bơm.

Ông Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Hiện tại, mực nước vào hệ thống thuỷ lợi Bắc đang đảm bảo, chúng tôi đã chỉ đạo điều tiết nước giữa hai hệ thống cũng như làm việc, đề nghị Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ tăng lưu lượng xả, nhờ đó từ chiều ngày 31/1, một số trạm bơm đã bắt đầu hoạt động.

Can Lộc gần hoàn thành việc gieo, trồng vụ Xuân

Vụ xuân 2023, Can Lộc (Hà Tĩnh) gieo cấy trên diện tích 9.118 ha. Năm nay, huyện vẫn tiếp tục sử dụng các bộ giống chủ lực, phù hợp với địa phương, có ưu thế vượt trội về năng sất và chất lượng như: Nếp 98, Thái Xuyên, VNR20, Hà Phát 3…

Huyện Can Lộc đã gieo cấy đạt 99,8% diện tích

Nhờ triển khai có hiệu quả đề án tập trung ruộng đất trên diện tích gần 3.500 ha nên đã tạo thuận lợi cho người dân trong ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thực hiện cánh đồng 1 giống, 1 thời vụ, 1 quy trình sản xuất. Ngoài ra, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương và sự chủ động của người dân trong việc tuân thủ nghiêm khắc lịch thời vụ đã là yếu tố để Can Lộc trở thành địa phương hoàn thành diện tích gieo cấy vụ xuân lớn nhất tỉnh.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, đến thời điểm hiện tại, bà con đã hoàn thành việc gieo cấy đạt tỉ lệ hơn 99,8% diện tích, trong đó số gieo thẳng 9.075 ha, còn lại là cấy.

Hiện tại, cây lúa đang phát triển tốt trên đồng ruộng. Dự kiến trong vài ngày tới, Can Lộc sẽ hoàn thành số diện tích còn lại.

Để đảm bảo cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ngành chức năng của huyện cũng khuyến cáo bà con cần thường xuyên kiểm tra, tiến hành tỉa dặm và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm dần lên.

Nông dân Lộc Hà gấp rút gieo trỉa 966 ha lạc xuân

Vụ lạc xuân năm 2023, vựa lạc Lộc Hà (Hà Tĩnh) có kế hoạch gieo trỉa 966 ha (ít hơn năm ngoái 34 ha), chủ yếu là các giống L14, V79, TK10... Các vùng trọng điểm là xã Thịnh Lộc (180 ha), thị trấn Lộc Hà (197 ha), xã Thạch Châu (196 ha), xã Thạch Mỹ (115 ha), xã Bình An (109 ha); diện tích còn lại là các vùng cao cưỡng của các xã khác.

Nông dân Lộc Hà đang chuẩn bị đất cho gieo trồng lạc

Do các đợt mưa rét liên tiếp kéo dài thời gian qua khiến diện tích xuống giống lạc xuân của huyện Lộc Hà rất ít (khoảng 4%), tạo nên áp lực tiến độ mùa vụ khá lớn. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang ráo riết đôn đốc, chỉ đạo bà con nông dân bám đồng, tích cực sản xuất.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lộc Hà Trần Văn Hiếu cho biết" “Chúng tôi đang gấp rút vào cuộc để đảm bảo kế hoạch sản xuất, tiến độ thời vụ lạc vụ xuân năm 2023. Hiện, trên địa bàn chỉ mới xuống giống được khoảng 7% diện tích nhưng khâu chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất nên chỉ cần thời tiết nắng ấm thì hết tuần này bà con sẽ phủ được 50% diện tích. Để hướng tới một vụ mùa thắng lợi, chúng tôi sẽ tập trung hoàn thành việc xuống giống trong tháng 2 theo lịch thời vụ”.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình: “Thời tiết nắng ấm nên chúng tôi và chính quyền các địa phương đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc, động viên bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Ngoài việc liên tục thăm đồng, bám ruộng, địa phương cũng tích cực hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn giống, nhắc lịch thời vụ, giúp sử dụng hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra độ ẩm của đất... Qua đó, quyết tâm hoàn thành việc xuống giống đại trà trước tiết Lập xuân (trước ngày 19/2) và hoàn tất việc xuống giống trong tháng 2”.

Chủ động cho vụ Xuân thắng lợi

Vụ đông-xuân 2022-2023, huyện Tuyên Hóa sẽ gieo trồng 1.450ha lúa, 1.000ha ngô, 570ha cây có củ lấy bột và 700ha lạc. Những ngày này, nông dân huyện Tuyên Hóa đang khẩn trương làm đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gieo trồng đúng lịch sản xuất đã đề ra.

Huyện Tuyên Hóa đang tập trung gieo cấy vụ Xuân

Mục tiêu của xã Thạch Hóa đặt ra trong vụ đông-xuân 2022-2023 là phấn đấu gieo trồng 166ha lúa, 101ha cây ngô, 65ha cây lạc, 79ha cây sắn và tiếp tục duy trì hơn 100ha diện tích đất trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò.

Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa Trần Văn Bằng cho biết, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã khá lớn thế nhưng do địa hình bị chia cắt, các vùng sản xuất phân bố manh mún, nhỏ lẻ, nên khó tổ chức sản xuất tập trung. Chủ trương của địa phương trong vụ mùa năm nay là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, trong đó chú trọng thâm canh tăng năng suất trên cùng đơn vị diện tích. Ở những vùng có đủ điều kiện, xã khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang trồng ngô và các loại cây trồng có giá trị cao hơn.

Vụ đông-xuân năm 2022-2023, xã Mai Hóa đặt mục tiêu gieo trồng hơn 145ha lúa, với cơ cấu các giống lúa chủ lực chất lượng cao, ngắn ngày HN6, SV181 và ST25, Hương Bình. Theo kế hoạch, thời điểm tổ chức gieo lúa từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/2023. Đến nay người dân trên địa bàn đã hoàn thành việc làm đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gieo trồng đúng lịch sản xuất.

Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuyên Hóa Đinh Xuân Thương cho biết, đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được 350ha lúa (đạt 24% kế hoạch) và 1.046ha ngô (đạt 104,6% kế hoạch). Để kịp thời triển khai sản xuất, trước đó, phòng đã hướng dẫn các địa phương lên kế hoạch gieo cấy đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống, tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị cao.

“Đặc biệt, vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đã triển khai mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 129ha, tại các xã Đức Hóa, Thạch Hóa, Phong Hóa, Tiến Hóa, Văn Hóa. Mục tiêu của mô hình là nhằm hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng hữu cơ; nâng cao chất lượng, giá trị, thu nhập của người nông dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và lợi ích của người tiêu dùng. Mô hình còn giúp người dân tham gia sản xuất lúa trên địa bàn tiếp cận và thay đổi tư duy sản xuất, hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là người dân trực tiếp sản xuất”, ông Thương cho biết thêm.

Ngoài yếu tố thời tiết thì yếu tố về nước là vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của chúng ta, do đó việc bảo đảm đủ nguồn nước cho gieo cấy vụ Xuân là hết sức quan trọng, rất cần các ngành và các đơn vị chức năng cung cấp đủ nước cho bà con nông dân gieo cấy lúa và cây trồng cho vụ Xuân.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top