Đầu tháng 06 vừa qua, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”, với sự tham dự của hơn 190 đại biểu đến từ các Đài PTTH trên cả nước, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời cũng là sự kiện nằm trong Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024”) năm thứ 4 với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích để Giám đốc/Tổng Giám đốc các Đài PTTH có dịp trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo Bộ TTTT về các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phát thanh, truyền hình thời gian vừa qua; là dịp để các đơn vị chức năng của Bộ TTTT, của các bộ ngành có liên quan trao đổi, thảo luận, giải đáp trực tiếp các kiến nghị của các Đài phát thanh, truyền hình.
Hội thảo được chủ trì bởi ông Nguyễn Thanh Lâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu sẽ được cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động của lĩnh vực PTTH trong năm vừa qua; nghe các diễn giả chuyên gia đến cung cấp thông tin về xu thế nghe xem của khán giả Việt Nam và xu thế quảng cáo truyền hình của Việt Nam, về đo lường khán, thính giả trong thời đại truyền thông số. Đồng thời, tại Hội thảo, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận, giải đáp về các vấn đề liên quan đến định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, cơ chế đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, từ đó tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các Đài PTTH để tiếp tục phát triển bền vững, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, truyền thông chính sách, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin giải trí lành mạnh của người dân Việt Nam.
Các đại biểu chia sẻ về các xu thế phát thanh truyền hình hiện nay ở trong và ngoài nước
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, Bộ TT&TT sẽ tiếp thu các kiến nghị đề xuất, đồng thời có kế hoạch cụ thể để báo cáo Chính phủ, sửa đổi văn bản, ban hành các chính sách mới, từ đó đổi mới tích cực hoạt động quản lý Nhà nước về phát thanh truyền hình, tạo sức bật cho các Đài PTTH phát triển.
“Trong tháng 6, việc quan trọng là trình sửa đổi danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Trong đó, sẽ bổ sung hàng loạt đầu việc, mũ chi chưa có, chi phí truyền dẫn trên mọi hạ tầng, từ truyền thống tới hạ tầng mạng. Không có điều này sẽ không chuyển đổi số báo chí được, và chúng tôi sẽ bảo vệ việc này”, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết.
Chương trình hội thảo thu hút đông đảo đại diện các Đài truyền hình, các đơn vị truyền thông trên cả nước.
“Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh truyền hình năm 2023” là một trong những chuỗi hoạt động của Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024, với sự đồng hành xuyên suốt của công ty Vinamilk, nhằm mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới.
Sau 3 năm (2020-2022), dự án đã tổ chức thành công hơn 20 hoạt động bao gồm tổ chức các khóa tập huấn, các diễn đàn, hội thảo về công nghệ, báo chí, xuất bản 6 cuốn sách về nghiệp vụ báo chí… tiếp cận được đến với gần hơn 10.000 lượt các nhà quản lý báo chí, cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên báo chí trên cả nước./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.