Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 10 năm 2022 | 21:25

Kết nối thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc

Một trung tâm đầu mối tin tức tại TP. Thâm Quyến,Trung Quốc vừa được thành lập để hỗ trợ doanh nghiệp nhằm mục đích giữ vai trò đấu nối thông tin về thị trường giữa hai nước.

Theo Bộ NN-PTNT, 9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam đạt khoảng 7,4 tỷ USD, củng cố vị trí thứ nhì của Trung Quốc trong danh sách các thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực.

Trung Quốc xem Việt Nam là cửa ngõ Đông Nam Á, là điểm đầu để phía Bạn mở cửa thị trường ASEAN. Tương tự, Việt Nam coi Trung Quốc là thị trường trọng điểm, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo để doanh nghiệp trong nước thích ứng với yêu cầu của Bạn.

Mặc dù, nhận được sự đồng thuận cả về chủ trương, lẫn công tác phối hợp, nhưng việc kết nối doanh nghiệp hai nước còn gặp điểm nghẽn thông tin. Thấu hiểu điều ấy, Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam phối hợp Trung tâm Xúc tiến chuyển giao công nghiệp Thâm Quyến và Công ty TNHH Đầu tư Công nghiệp Đông Đằng (Khu thương mại tự do Quảng Tây) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Viện trưởng Phạm Đình Nam, đại diện Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam tham gia ký kết.

Theo đó, tại Việt Nam, các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm vận hành tại Việt Nam thuộc Công ty TNHH Đầu tư công nghiệp Đông Đằng. Tại Trung Quốc, đại diện Cục Thương mại TP. Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây và Công ty khai trương “Quán thương mại Việt-Trung”. 

Hai trụ sở, tại Hà Nội và Quảng Tây, giữ vai trò đầu mối thông tin về thị trường nói chung. Doanh nghiệp hai nước, nếu có nhu cầu tìm hiểu các thông tin liên quan, có thể đến liên hệ, nhờ tư vấn, hỗ trợ.

Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam, một trong ba bên ký biên bản ghi nhớ, tin tưởng việc thành lập văn phòng hỗ trợ trực tiếp tại hai nước sẽ mở ra không gian giống như một "sàn giao dịch", tạo "luồng xanh" để doanh nghiệp hai bên nhanh chóng có được thông tin cần thiết, đồng thời có thể tìm hiểu kỹ về nhu cầu, yêu cầu của đối tác.

Đại diện Bộ NN-PTNT, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đánh giá cao sự chủ động của doanh nghiệp hai nước trong việc thiết lập kênh hỗ trợ thông tin. Ông cũng cam kết, đồng hành cùng doanh nghiệp hai bên trong hoạt động minh bạch hóa thông tin, giúp mở cửa thị trường, góp phần nâng cao tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam - Trung Quốc.

"Qua những hành động thiết thực như này, hy vọng hai bên sẽ tăng giá trị hợp tác, cả về số lượng lẫn giá trị, để cuộc sống người dân hai nước ngày một đi lên", lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam nói.

Đầu cầu Trung Quốc, ông Trương Lập Phàm, đại diện Trung tâm xúc tiến di chuyển ngành công nghiệp Thâm Quyến đề cao tiềm năng của khu Vịnh Lớn gồm Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao, với Thâm Quyến sắm vai trò như "trái tim".

Theo ông Trương, thông qua các doanh nghiệp tại Thâm Quyến, phía Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp thị sản phẩm, hợp tác dự án, thu hút đầu tư, hợp tác kỹ thuật, tạo tiền đề cho việc thu hút dự án quy mô cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp Việt Nam.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top