Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023 | 18:10

Kết nối tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu vùng sâu, vùng xa

Triển khai chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 đã kết nối và thu hút được các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư, thu mua và quảng bá hàng hoá nông - lâm - thuỷ sản tại các địa phương. Từ đó hình thành nên những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Sáng 18/11, Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo” được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng. 

Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo” do Bộ Công Thương tổ chức.

Phát biểu tại hội nghị, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, với mục tiêu kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Chương trình sẽ là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại Hội nghị.

Chú trọng các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản, các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của địa phương như: Hỗ trợ triển khai kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản; tổ chức các Hội nghị, hội thảo, hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của các địa phương nhằm kết nối tiêu thụ ổn định vào chuỗi phân phối của các siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu.

Công ty TNHH Quang Hải (Hải Phòng) hiện có 12 sản phẩm OCOP, mỗi năm cung cấp ra thị trường 1 triệu lít nước mắm các loại.

Từ đó, hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong việc hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh của địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh: TP. Hải Phòng có những bước phát triển mạnh mẽ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 ước đạt 198.000 tỷ đồng, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2022, đứng thứ 5 trong cả nước về quy mô.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu vùng ĐBSH tham gia sự kiện.

Góp phần vào kết quả đó, Sở Công Thương Hải Phòng đã tích cực phối hợp với các đơn vị tổ chức kết nối tiêu thụ hàng hoá giữa các doanh nghiệp Hải Phòng với các doanh nghiệp của các tỉnh/thành phố trong cả nước. Hỗ trợ đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, số lượng vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố và ngược lại như: Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Hưng Yên…. và các sản phẩm, hàng hoá đó được người tiêu dùng TP. Hải Phòng tin dùng.

Đại diện doanh nghiệp, kênh bán hàng thương mại điện tử cùng thảo luận về giải pháp tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Năm 2022 và 10 tháng đầu năm 2023 tại các huyện đảo đã tổ chức được 6 phiên chợ hàng Việt với quy mô mỗi phiên chợ 25 gian hàng của trên 30 doanh nghiệp tham dự, thu hút trên 1.500 lượt người đến tham quan, mua sắm, với doanh thu mỗi phiên chợ từ 1,5 - 2,5 tỷ đồng; Xây dựng được 1 mô hình điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt” tại huyện Cát Hải.

 Ký kết thỏa thuận kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Hội nghị tập trung thảo luận về “Giải pháp gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”, với các diễn giả đại diện cho diện doanh nghiệp phân phối; đại diện kênh bán hàng thương mại điện tử các sản phẩm miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Hội nghị cũng đã ký kết thỏa thuận kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top