Hôm nay (17/7), tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế tập thể, tìm phương án để tháo gỡ "điểm nghẽn" cho các HTX trên địa bàn hoạt động bền vững và hiệu quả hơn.
Lào Cai hiện có 515 HTX, trong đó có 312 HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 97 HTX thuộc lĩnh vực công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp, 48 HTX thương mại, dịch vụ, 43 HTX xây dựng, 13 HTX giao thông vận tải và 2 HTX tín dụng. Doanh thu bình quân của HTX 918 triệu đồng/năm. Lãi bình quân của HTX đạt 105 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX đạt 48 triệu đồng/người/năm.
Tổng số thành viên của HTX đến nay là 7.568 thành viên. Lao động thường xuyên trong HTX là 8.529 người, trong đó, lao động thường xuyên 961 người, lao động là thành viên HTX 7.568 người.
Tại hội nghị, đại diện cho nhiều HTX đã bày tỏ những lo ngại rất cụ thể liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tham gia sàn giao dịch điện tử, quản lý chất lượng nông sản, tiếp cận cơ chế chính sách hỗ trợ, quản trị HTX...
Thực tế hiện nay, rất nhiều HTX gặp khó khăn về nguồn nhân lực bởi trình độ của đội ngũ cán bộ HTX còn thấp. Nguồn nhân lực của HTX chưa được đảm bảo về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại về quản trị, chuyển đổi số, khoa học kỹ thuật, thị trường. Nhiều HTX chưa có chiến lược, kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, sát với thực tiễn sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các tổ hợp tác, HTX, LMHTX đang rất thiếu vốn, chủ yếu chỉ có nguồn lực về sức lao động, cây trồng và vật nuôi đang có, phần lớn là manh mún, nhỏ lẻ, giá trị thấp, khó huy động. Các tổ chức kinh tế tập thể hầu hết thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn nhằm phát triển nhanh và bền vững. Nhiều HTX, LHHTX đang ở trong tình trạng khó khăn, nợ đọng kéo dài, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu. Trong khi, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng rất hạn chế, chỉ có 38 HTX được vay vốn với tổng dư nợ tín dụng là 141,8 tỷ đồng, một tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu rất lớn của các HTX để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Đặc biệt là, HTX rất khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ mục đích xây dựng trụ sở, nhà xưởng và mở rộng diện tích sản xuất, kinh doanh. Do thiếu tư liệu sản xuất nên các HTX hoạt động trì trệ, kém hiệu quả và đây cũng là rào cản lớn với sự phát triển của HTX.
Các thành viên của các HTX đang sử dụng rất nhiều đất đai, có nhiều tài sản trên đất như rừng quế, vùng cây ăn quả… Nhưng những tài sản này không đủ điều kiện để trở thành tài sản bảo đảm vốn vay, do chưa có sổ chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, do khung giá đất thấp. Nên không đủ điều kiện để vay vốn món lớn đáp ứng nhu cầu vay đầu tư của các HTX.
Sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ cá hồi của HTX Thức Mai Sapa
Chia sẻ với tỉnh Lào Cai, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho rằng, trước hết tỉnh Lào Cai cần tạo ra các phong trào, mô hình cụ thể để thu hút thêm thật nhiều thành viên HTX tham gia bằng nhiều phương thức khác nhau chứ không cứ chỉ là thành viên góp vốn nhằm xây dựng một mạng lưới HTX vững mạnh, xây dựng “những cánh chim đầu đàn” để dẫn dắt các HTX trên địa bàn. Thúc đẩy việc hình thành các tổ hợp tác (tiền thân của HTX) và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị hướng đến sản phẩm tiêu dùng an toàn, nói không với thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, HTX phải trở thành đầu mối quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Muốn tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng, mỗi HTX cần chủ động tự lực, tự cường nâng cao năng lực quản trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm, minh bạch hoạt động sản xuất, thương mại. Đối với vấn đề vốn, Liên minh HTX Việt Nam cũng có một nguồn lực dồi dào, có cơ chế hỗ trợ những HTX tiềm năng.
Giám đốc HTX Nậm Dù (huyện Bảo Thắng) Cao Xuân Chiến giới thiệu sản phẩm OCOP mật ong núi đá.
Chỉ đạo tại hội nghị, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu: Trước hết, Liên Minh HTX tỉnh Lào Cai cần chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án, kế hoạch hành động, cùng với sự vào cuộc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức hội. Tiếp tục duy trì các HTX đang hoạt động tốt, khôi phục các HTX đã thành lập nhưng không hoạt động được và thu hút thêm các thành viên HTX mới. Đồng thời, các ngành chức năng có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn về đất đai, nguồn vốn, hỗ trợ về thủ tục pháp lý để HTX tiếp cận được những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ địa phương. HTX cần chuẩn hoá quy trình sản xuất, phát triển theo chuỗi giá trị hướng đến bền vững. Tỉnh Lào Cai cũng đang san gạt, hỗ trợ mặt bằng xây dựng nhà máy chế biến cho một số HTX có vùng nguyên liệu lớn trên địa bàn tỉnh.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.