Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2022 | 16:25

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

Sở NN&PTNT Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm định chất lượng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ và lấy mẫu giám sát.

Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, góp phần chấn chỉnh nạn mạo danh rau củ quả VietGAP để cung cấp tại các siêu thị, thị trường lớn trong nước, Lâm Đồng đang tăng cường kiểm tra, siết chặt công tác quản lý nguồn gốc nông sản trên địa bàn.

Lâm Đồng hiện có trên 5.700 ha diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng gần 320 ha diện tích chứng nhận VietGAP so với năm ngoái. Trong đó, diện tích sản xuất rau các loại được chứng nhận VietGAP là 3.061 ha, tương đương với trên 10.700 ha diện tích gieo trồng, cho sản lượng đạt gần 448.000 tấn/năm, chiếm 16% tổng sản lượng rau của tỉnh.

Lâm Đồng đã có trên 10.700ha diện tích gieo trồng rau củ quả chứng nhận VietGAP.

Theo ông Nguyễn Hà Lộc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, thời gian gần đây có thông tin các sản phẩm rau thu gom ở chợ đầu mối, nhưng sau đó được đóng gói, dán nhãn VietGAP và cung cấp, tiêu thụ tại các siêu thị ở TP.HCM. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của thương hiệu rau Đà Lạt - Lâm Đồng.

Đứng trước hiện tượng này, ngành Nông nghiệp địa phương đã tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản VietGAP trên địa bàn, kiên quyết xử lý các trường hợp sản phẩm VietGAP không đảm bảo chất lượng.

“Hiện nay, Sở NN&PTNT thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm định chất lượng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ và lấy mẫu giám sát. Từ năm 2021 đến nay, các đoàn đã lấy 1.075 mẫu rau củ quả, nhưng trong đó chỉ có 6 mẫu không đạt yêu cầu. Đối với các mẫu không đạt yêu cầu quy định về vệ sinh ATTP, Sở sẽ có thông báo cho cơ quan quản lý cơ sở yêu cầu thu hồi sản phẩm và thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm theo pháp luật”, ông Nguyễn Hà Lộc nói.

Theo VOV.VN

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top