Ngày 3/4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Bộ Thủy sản và Đại dương Hàn Quốc. Tiếp đón đoàn là ông Woo Dong Sik, Thứ trưởng Bộ Thủy sản và Đại dương Hàn Quốc, Chủ tịch Viện Khoa học Thủy sản Hàn Quốc và các chuyên viên nông nghiệp của Viện.
Nêu ý kiến trong buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với hơn 9.000 dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư lũy kế tính đến nay đạt gần 80 tỷ USD.
Trong giai đoạn 2010-2022, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nhiều dự án hợp tác kỹ thuật ý nghĩa và mang lại hiệu quả trực tiếp cho ngư dân và cộng đồng tại Việt Nam, bao gồm các dự án về chuyển giao công nghệ, cải thiện giống cây trồng, tăng hiệu quả năng suất và chuỗi giá trị. Đặc biệt, dự án về công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp bao gồm chăn nuôi, trông trọt và thủy sản.
"Kết quả của các dự án do Hàn Quốc hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tăng giá trị nông sản và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã tiếp cận với sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhằm xúc tiến hợp tác liên doanh sản xuất - thương mại sản phẩm nông nghiệp", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Thương mại về nông lâm thủy sản giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua nhờ sự nỗ lực của hai Chính phủ, các Bộ ngành, các công ty của hai quốc gia và trong đó có sự hợp tác giữa hai Bộ, đặc biệt thúc đẩy thương mại thủy sản.
Bộ NN-PTNT và Bộ Thủy sản và Đại dương Hàn Quốc đã ký kết Biên bản Thỏa thuận về dự án hỗ trợ ODA “Hợp tác kỹ thuật nâng cao năng suất ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc Việt Nam” (2022-2026).
Tiếp đó, Bộ NN-PTNT và Bộ Thủy sản và Đại dương Hàn Quốc đã ký kết Biên bản Thỏa thuận về dự án hỗ trợ ODA “Hợp tác kỹ thuật nâng cao năng suất ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc Việt Nam” (2022-2026).
Thông qua dự án, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ 3 tỷ won (tương đương 2,3 triệu USD) cho Việt Nam nhằm cân bằng hệ thống sản xuất nuôi trồng nhuyễn thể và hiện đại hóa cơ sở sản xuất giống tại Nam Định và Ninh Bình. Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ cử chuyên gia tới thực địa hỗ trợ triển khai chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nhằm nâng cao năng lực nuôi trồng thủy sản phía Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đây là một dự án thiết thực nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, phát triển thủy sản bền vững giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…